Lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cua hoàng đế (Ranina ranina, Linnaeus, 1758)
Tháng 9/2012, tại Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản miền Trung (TT QG GHS MT), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, nhóm nghiên cứu do Ths. Nguyễn Thị Thành Thùy dẫn đầu đã đón những cá thể cua bột đầu tiên từ nổ lực cho sinh sản nhân tạo cua hoàng đế, Ranina ranina.
Cua hoàng đế hay còn gọi là cua huỳnh đế, có tên khoa học là Ranina ranina. Đây là loài hải sản quý hiếm với phẩm chất thịt thơm ngon, hàm lượng chất béo và cholesterol thấp, dồi dào khoáng vi lượng và các vitamin. Chính vì vậy, cua hoàng đế là món ăn được ưa chuộng ở nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và đã trở thành một đối tượng thủy sản có giá trị xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao ở nhiều nước trên thế giới như Úc, Mỹ, Philippin. Tại thị trường nội địa giá cua dao động từ 400.000- 500.000 đồng/kg. Nguồn cua thương phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trên thế giới và ở Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn khai thác tự nhiên.
Để bảo tồn nguồn gien của loài hải sản quý giá này, từ năm 2009, cua hoàng đế bắt đầu được thu thập và lưu giữ tại TT QG GHS MT theo nhiệm vụ “ Bảo tồn, lưu giữ nguồn gien và giống các loài thủy sản lợ, mặn”. Từ kết quả nghiên cứu của nhóm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn gien, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, cua hoàng đế đã thuần dưỡng thành công và có khả năng tái thành thục trong điều kiện nhân tạo. Từ năm 2010 đến năm 2011, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thăm dò khả năng sinh sản nhân tạo, đã thực hiện rất nhiều đợt cho sinh sản và ương nuôi ấu trùng nhưng kết quả chi đến giai đoạn ấu trùng Zoea 1-Zoea 8. Từ kết quả bước đầu này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã duyệt kinh phí cho thực hiện đề tài “Khai thác phát triển nguồn gen cua hoàng đế Ranina ranina, Linnaeus 1758” do Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy làm chủ nhiệm. Do có nguồn kinh phí chủ động, nhóm đề tài đã tiếp tục thực nhiều thí nghiệm về dinh dưỡng và các yếu tố môi trường nhằm khắc phục những vướng mắc trong kỹ thuật ương nuôi ấu trùng. Đến tháng 9/2012, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc ương nuôi ấu trùng đến giai đoạn cua con sau 40-60 ngày ương.
Hiện nay, đề tài đã có 200 cua bố mẹ thành thục trong điều kiện nuôi nhốt và cua con đã sống được 60 ngày tuổi. Trong thời gian tới, nhóm đề tài tiếp tục nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống các giai đoạn ương ấu trùng và cua con, cũng như nghiên cứu thức ăn phù hợp cho giai đoạn nuôi vỗ cua bố mẹ tiến tới xây dựng quy trình công nghệ sản suất giống nhân tạo loài hải sản quý hiếm này.
Những kết quả đạt được thực sự là bước tiến mới trong sinh sản nhân tạo các đối tượng nuôi giáp xác nói chung và loài cua hoàng đế nói riêng. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam và có thể nói trên thế giới, cua hoàng đế đã được sinh sản nhân tạo thành công.
Người viết
NCS. Nguyễn Thị Thanh Thùy
Hình 1: Các giai đoạn phát triển của cua hoàng đế Ranina ranina
A-Zoea 1; B-Zoea 2; C-Zoea 3; D-Zoea 4; E-Zoea 5;
F-Zoea 6; G-Zoea 7; H-Zoea 8; I-Megalopa; J-cua con; K- cua trưởng thành
STT Danh mục nguồn gen Nguồn gốc Phương pháp bảo tồn Thời gian bắt đầu bảo tồn- Thời gian kết thúc Địa điểm lưu giữ A Nguồn ...
Chi tiếtTHÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài báo bệnh hải sâm DOWNLOAD 3. Bài báo đặc điểm sinh học Tôm MN DOWNLOAD 4. Bài ...
Chi tiếtTheo thống kê của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) năm 1995, khoảng 70% nguồn lợi thủy sản trên thế giới đang bị khai thác quá mức. Sự giảm sút về nguồn lợi của các loài thủy sản kéo theo sự suy giảm tính đa dạng về cơ sở di truyền và vì thế cho đến khi xác định được ...
Chi tiếtRatih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: 341 - 358.
Chi tiết