Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước ngọt
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nguồn gen: Cá chạch lấu Mastacembelus favus (Hora, 1924)
Hình 1: Cá chạch lấu Mastacembelus favus (Hora, 1924)
2. Mức độ nguy cấp:
- Tiêu chuẩn IUCN: LC
- Tiêu chuẩn Việt Nam:
3. Hệ thống phân loại:
Lớp: Actinopterygii
Bộ:Synbranchiformes
Họ: Mastacembelidae
Giống: Mastacembelus
Loài: Mastacembelus favus
Cá chạch lấu có tên khoa học là Mastacembelus favus (Hora, 1924) , tên tiếng Anh là spiny eel, tiretrack eel, zigzag eel.
Cá chạch lấu là loài cá nước ngọt nhưng vẫn phát triển được trong môi trường nước lợ có nồng độ muối thấp (Pethiyagoda, 1991). Trên thế giới, chúng xuất hiện ở các nước như Ấn Độ, Lào, Pakistan, Sumatra, Srilanka, Thái Lan, Trung Quốc,..Trong tự nhiên, cá chạch lấu phân bố rộng, từ vùng thượng lưu đến hạ lưu, vùng đầm lấy, cửa sông hay sống dưới lòng sông có đáy cát mịn hoặc cát thô và những nơi có thảm cỏ thực vật dày. Đây là loài sống ẩn nấp, chúng thường tập trung ở các kênh, hồ vào những tháng mùa hè hoặc những vùng ngập lũ vào các tháng mùa mưa., sống một mình dưới đáy sâu ở những nơi nước chảy nhẹ hay nước tĩnh (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 2993; Animal – World, 2007).
Ở Việt Nam, cá chạch lấu phân bố ở các tỉnh phía Bắc và Nam Trung Bộ, tập trung đông ở các khe, kè đá, chân cầu,..nơi có dòng nước chảy nhẹ. (Trương Thủ Khoa và Trần Thi Thu Hương, 1993; Sở Thủy sản Bình Thuận, 2007).
Hình 2: Bản đồ phân bố cá chạch lấu trên thế giới (OBIS, 2008)
4. Năm bắt đầu lưu giữ:2018
5. Nguồn gốc thu thập:Kon Tum và các tỉnh Nam Trung Bộ
6. Địa điểm lưu giữ:Đắk Lắk
7. Hình thức lưu giữ:Ao đất
8. Số lượng cá thể:150 con.
II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN
Bảng 1: Nội dung đánh giá nguồn gen và kết quả đạt được
STT |
Nội dung đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Đơn vị thực hiện |
1 |
Đặc điểm hình thái, phân loại |
Theo tài liệu; đo mẫu |
Viện NCNTTS III |
2 |
Đặc điểm sinh trưởng, thuần hóa |
Thực nghiệm |
Viện NCNTTS III |
1. Đặc điểm hình thái, phân loại
Chạch lấu có thân hình thon dài dạng rắn, phần trước dạng ống, phần đuôi dẹp hai bên, đầu nhỏ và nhọn, miệng kéo dài, phía trước có nếp da hoạt động được chia làm ba thùy. Vảy nhỏ phủ kín thân. Đường bên liên tục chạy dài từ mép trên lỗ mang đến gốc vi đuôi. Hai thùy bên là hai lỗ mũi trước hình ống (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Miệng nhỏ, góc miệng kéo dài đến cuối lỗ mũi sau và do xương hàm trên tạo thành. Răng nhỏ mịn, rải đều trên cả hai hàm. Phía trước và dưới mắt có một gai nhọn, lỗ mang hẹp, lược mang thưa, cạnh sau của xương nắp mang có 2 – 3 gai nhọn ngắn. mắt bé nằm cao ở phần trên của đầu. Màng mang không liền với eo mang. Mõm chỉ có vảy ở mặt bên và phía sau (Mai Đình Yên và cộng sự, 1992).
Cá chạch lấu có vi lưng rất dài, chiều dài vi lưng tương đương 1/1,25 chiều dài thân (Mai Đình Yên và cộng sự, 1992). Phần trước của vi lưng là gai cứng, gai cuối cùng to và dài nhất, màng da giữa các gai kém phát triển và chỉ hiện ở gốc. Phần sau của tia vây lưng là vây mềm, cơ gốc vi lưng phát triển. Vi hậu môn có 3 gai, nhưng gai thứ 3 chìm sâu trong cơ. Vi đuôi nhỏ, ngắn, nối liền với vi lưng và vi hậu môn. Cá không có vi bụng, cơ thể có màu xanh đậm hoặc đen xám, có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân. Cá có vi lưng và vi hậu môn, vi ngực tròn có một đốm đen nhỏ. Trên đầu có một dọc màu nâu thẫm (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Hình 5: Cá chạch lấu, đầu và lược mang
Trên lưng cá có từ 33 – 37 gai nhọn, vây lưng có từ 73-85 tia mềm, còn vây hậu môn có 71-87 tia mềm. Vây hậu môn và vây lưng kéo dài, được gắn liền với vây đuôi. Toàn thân màu nâu riêng bụng cá có màu hơi sáng. Một số chỉ tiêu hình thái cá chạch lấu thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2: Các chỉ số cân, đo, đếm về hình thái phân loại của cá chạch lấuMastacembelus favus(n= 90)
TT |
Các loại chỉ số |
Trung bình |
SD |
Min |
Max |
I |
Chỉ số cân |
||||
Khối lượng (g) |
14,0 |
11,1 |
7 |
39 |
|
II |
Chỉ số đo (đơn vị cm) |
||||
1 |
Chiều cao đầu |
0,6 |
0,2 |
0,3 |
1 |
2 |
Chiều dài trước mắt |
1,7 |
0,4 |
0,9 |
2 |
3 |
Đường kính mắt |
0,9 |
0,3 |
0,6 |
1,4 |
4 |
Chiều dài sau mắt |
1,1 |
0,2 |
0,7 |
1,3 |
5 |
Chiều dài đầu |
3,0 |
0,5 |
2 |
3,6 |
6 |
Chiều dài trước vây ngực |
4,0 |
0,5 |
3 |
4,5 |
7 |
Chiều dài trước vây bụng |
11,8 |
1,5 |
9 |
14 |
8 |
Chiều dài trước vây lưng |
13,6 |
1,5 |
11 |
16 |
9 |
Chiều dài trước vây hậu môn |
10,4 |
1,0 |
9 |
12 |
10 |
Chiều dài gốc vây ngực |
0,3 |
0,1 |
0,1 |
0,5 |
11 |
Chiều dài gốc vây lưng |
8,0 |
1,3 |
6 |
10 |
12 |
Chiều dài gốc vây hậu môn |
0,3 |
0,1 |
0,2 |
0,4 |
13 |
Chiều cao thân nhỏ nhất |
0,9 |
0,3 |
0,5 |
1,5 |
14 |
Chiều cao thân lớn nhất |
1,4 |
0,4 |
0,9 |
2 |
15 |
Chiều dài toàn thân |
14,4 |
4,9 |
9 |
24 |
16 |
Chiều dài tiêu chuẩn cá |
13,2 |
4,3 |
9 |
22 |
III |
Các chỉ số đếm |
||||
17 |
Số gai cứng trên lưng |
33,0 |
0,0 |
33 |
33 |
2. Đặc điểm sinh trưởng, thuần hóa
Kết quả thuần dưỡng cá chạch lấu tại Trung tâm Quốc gia gống thủy sản nước ngọt miền Trung từ tháng 1 - 12/2018 thể hiện ở Bảng 3.
Bảng 3: Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của nguồn gen cá chạch lấu
Tháng |
Số lượng (con) |
Tỷ lệ sống (%) |
Khối lượng (kg/con) |
Chiều dài (cm) |
Tăng trưởng khối lượng (g/ngày) |
Tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) |
1 |
150 |
|
0,18 ± 0,019 (0,15 – 0,21) |
30,33 ± 1,21 (28,10 ± 32,10) |
|
|
3 |
150 |
100 |
0,19 ±0,0 21 (0,15 – 0,23) |
31,02 ± 1,19 (28,80 - 32,80) |
0,142 |
0,08 |
6 |
150 |
100 |
0,22 ± 0,235 (0,17 – 0,25) |
32,20 ± 1,17 (30,00 - 34,00) |
0,266
|
0,13 |
9 |
150 |
100 |
0,24 ±0,0 28 (0,19 – 0,29) |
33,48 ± 1,30 (31,20 - 35,80) |
0,272
|
0,14 |
12 |
150 |
100 |
0,26 ± 0,0295 (0,21 – 0,31) |
34,37 ± 1,27 (32,10 - 36,70) |
0,174 |
0,10 |
Năm 2018, nguồn gen cá chạch lấu thu thập từ tháng 1 với số lượng 150 cá thể có khối lượng từ 0,15 – 0,21 kg, có nguồn gốc ở tỉnh Hậu Giang. Kết quả thuần dưỡng nguồn gen này thể hiện ở Bảng 3 cho thấy, cá chạch lấu có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài có xu hướng tăng từ đầu cho đến cuối năm, trung bình dao động từ 0,08 – 0,14 mm/ngày và theo khối lượng dao động từ 0,142 – 0,274 g/ngày. Tỷ lệ sống đạt 100 %. Từ kết quả tăng trưởng và tỷ lệ sống cho thấy, nguồn gen cá chạch lấu thích nghi tốt với điều kiện thuần dưỡng, phương pháp lưu giữ là phù hợp với nguồn gen này.