CÁ MÕM TRÂU Bangana behri (Fowler, 1937)

Tên gen và giống:CÁ MÕM TRÂU Bangana behri (Fowler, 1937)
Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước ngọt

HỒ SƠ NGUỒN GEN

CÁ MÕM TRÂU Bangana behri(Fowler, 1937)

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nguồn gen: Cá mõm trâu Bangana behri(Fowler, 1937)

ca mom trau 2 copy

Hình 1: Nguồn gen cá mõm trâuBangana behri(Fowler, 1937)

2. Mức độ nguy cấp:

- Tiêu chuẩn IUCN: VU (A2d+3c)

- Tiêu chuẩn Việt Nam: chưa đánh giá

3. Hệ thống phân loại:

Ngành: Chordata

                Ngành phụ: Vertebrata

                     Lớp: Osteichthyes                     

                        Bộ: Cypriniformes

                              Họ: Cyprinidae

                                    Phân họ: Labeoninae

                                          Giống: Bangana

                                        Loài: Bangana behri(Fowler, 1937)

Tên Tiếng Anh: Two-headed carp

Tên tiếng Việt: Cá mõm trâu, cá lục bình, cá trảng beri

4. Năm bắt đầu lưu giữ:2019

5. Nguồn gốc thu thập:Sông Srêpốk (thuộc tỉnh Đắk Lắk)

6. Địa điểm lưu giữ:Đắk Lắk

7. Hình thức lưu giữ:Ao đất

8. Số lượng cá thể:122 con.                             

II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN

1. Hiện trạng đánh giá nguồn gen

STT

Nội dung đánh giá

Phương pháp đánh giá

Đơn vị thực hiện

1

Đặc điểm phân bố

Theo tài liệu, điều tra, thu mẫu

Viện NCNTTS III

2

Đặc điểm hình thái, phân loại

Theo tài liệu, phân tích mẫu

Viện NCNTTS III

3

Thuần dưỡng

Thực nghiệm

 

4

Đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản

Tài liệu, thực nghiệm

Viện NCNTTS III

5

Khả năng phục tráng nguồn gen

Thực nghiệm

Viện NCNTTS III

 

Ghi chú: Các kết quả cụ thể được tư liệu hóa ở trang web của nhiệm vụ: https://aquagenria3.org và hồ sơ nguồn gen.

 

2. Đặc điểm phân bố:

Trên thế giới: Cá mõm trâu phân bố ở lưu vực sông Me kong, lưu vực sông Chao Phraya và Mae Klong, Thái Lan. Trên lưu vực sông Mekong, tìm thấy loài cá này ở Ka chê (phía Bắc Campuchia) đến Chiềng Khong (Lào PRD và Thái Lan), sông Srêpôk ở Việt Nam, và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Ở Việt Nam: Cá mõm trâu phân bố ở lưu vực sông Srêpốk thuộc địa phận các huyện Buôn Đôn và Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Đây là loài cá bản địa có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng do áp lực khai thác và việc hình thành hệ thống bậc thang thủy điện trên dòng Srêpốk.

Cá thường sống ở những khúc sông rộng, nước chảy, có nhiều ghềnh và đáy đá. Vào mùa khô đến đầu mùa mưa, cá xuất hiện ở các nhánh sông nhỏ và suối. Mùa mưa, khi nước lớn cá di chuyển đến các vùng nước sâu hơn ở hạ lưu và sống ở đó suốt mùa mưa. Không bắt gặp cá ở những vùng nước có độ đục cao.

3. Đặc điểm hình thái phân loại

3.1 Phương pháp xác định hình thái và phân loại

Mô tả đặc điểm hình thái phân loại cá dựa trên tài liệu “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của Pravdin (Bản dịch tiếng Việt của Phạm Thị Minh Giang, 1973). Các chỉ số về kích thước được đo bằng thước có độ chính xác đến 1 mm, cân khối lượng bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1 g.

Việc đánh giá các chỉ tiêu hình thái và phân loại cá mõm trâu được thực hiện theo tài liệu của Rainboth (1996) và Nguyễn Thị Thu Hè (200).

 

3.2. Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái

Thân cá thuôn dài, hơi cao và dẹp bên. Đầu nhỏ, mõm ngắn. Môi trên nhẵn và không có rãnh, ngăn cách với mõm bằng một rãnh ngang sâu trên đỉnh mõm. Môi dưới nhẵn và mỏng, rãnh sau môi bị gián đoạn và chỉ hiện diện ở hai bên hàm. Râu có hai đôi là râu mõm và râu hàm. Chiều dài hai đôi râu ngắn và xấp xỉ bằng nhau. Trên chóp mõm và vùng đầu ở khoảng giữa hai ổ mắt có nhiều mấu thịt, các mấu thịt to ở phần mõm và nhỏ dần về phía phần gáy. Hai mắt to, khoảng cách giữa 2 ổ mắt rộng.

Vây lưng không có tia cứng và có 12 – 13 tia mềm phân nhánh. Khởi điểm vây lưng trước khởi điểm vây bụng và nằm ở khoảng giữa của chóp mõm và cuống đuôi. Vây đuôi phân thuỳ sâu. Toàn thân phủ vảy to, kích thước vảy nhỏ dần về phía cuống đuôi. Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi lõm, phần sau đi vào giữa cuống đuôi. Số vảy đường bên từ 39 – 41 vảy. Số lược mang ở cung mang thứ nhất từ 16 – 17 cái.

Thân cá có màu xanh rêu hoặc màu nâu ánh cam, sậm màu ở phần lưng và nhạt dần về phía bụng. Mép vảy nhạt. Các vây có màu rêu ánh cam, mép vây sậm màu hơn ở các cá thể trưởng thành. Đầu cá có màu rêu ánh cam hoặc màu cam. Lúc còn nhỏ, thân cá màu nâu xám đến nâu bạc.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu hình thái phân loại cá mõm trâu

TT

Các chỉ tiêu hình thái phân loại

Ký hiệu

Chỉ số (n=23)

 

Đặc điểm đo

 

 Trung bình

1

Khối lượng cá (g)

W

300,3 ± 195,6

2

Chiều dài toàn thân (cm)

L

26,2 ± 2,6

3

Chiều dài bỏ phần đuôi (cm)

Lo

19,6 ± 2,0

4

Đường kính mắt (cm)

O

1,2 ± 0,1

5

Chiều rộng trán (cm)

OO

4,1 ± 0,4

6

Chiều dài đầu (cm)

T

5,4 ± 0,5

7

Chiều cao lớn nhất của thân (cm)

H

6,7 ± 0,7

 

Tỷ số các số đo chính

 

 Trung bình

8

Chiều cao thân và chiều dài bỏ đuôi

H/Lo

0,34 ± 0,01

9

Chiều dài đầu và chiều dài bỏ đuôi

T/Lo

0,28 ± 0,003

10

Đường kính mắt và chiều dài đầu

O/T

0,23 ± 0,01

11

Chiều rộng trán và chiều dài đầu

OO/T

0,77 ± 0,01

 

Chỉ số đếm

 

 

12

Số lượng tia vây lưng

D

IV.12 - 13

13

Số lượng tia vây ngực

P

1.9 - 11

14

Số lượng tia vây bụng

V

1.8 - 9

15

Số lượng tia vây hậu môn

A

3.6

16

Số vảy đường bên

L1

31 - 33

17

Số vảy hàng ngang

Tr

7/1/11,5

18

Số đôi râu hàm trên

 

1

19

Số đôi râu hàm dưới

 

1

20

Số vảy quanh cuống đuôi

 

18 - 20

21

Số vảy trước vây lưng

 

15 - 21

22

Số tia mang ở cung mang thứ nhất

Gr

16 - 17

 

4. Thuần hóa

Chuẩn bị ao: Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch cỏ quanh mái bờ, lấp các hang hốc, đắp sửa bờ ao. Vét bùn đáy, chừa lớp bùn 10 – 15 cm. Sử dụng vôi nông nghiệp cho ao với lượng 10 kg/100 m2  rải đều khắp đáy ao, những vũng nước và bờ ao. Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày. Lấy nước lần 1 vào ao khoảng 0,6 – 0,8 m, rồi bón phân chuồng đã ủ hoai kỹ với lượng 20 kg/100 m2 ao để gây màu nước. Giữ trong 5 ngày, kiểm tra thấy nước có màu xanh lục nhạt (xanh đọt chuối) thì lấy thêm nước đến độ sâu qui định từ 1 – 2 ngày là có thể tiến hành thả cá. Cá mõm trâu nuôi thuần hóa năm 2020 trong ao đất diện tích 800 m2, độ sâu mực nước 1,2 – 1,3 m, chất đáy là bùn cát,mật độ nuôi < 1 con/m2.

Thức ăn: Thức ăn sử dụng là thức ăn viên 28% protein kết hợp với cám gạo và cá tươi/bột cá. Lượng thức ăn cho ăn từ 3 – 5% khối lượng đàn cá/ngày. Sáng cho ăn 1/3 lượng thức ăn, chiều cho ăn lượng còn lại.

- Quản lý ao nuôi: Hàng ngày kiểm tra hệ thống ao nuôi, quan sát hoạt động của cá và kiểm tra lượng thức ăn cá sử dụng. Định kỳ 7 – 10 ngày, bón phân chuồng hoai cho ao với lượng 15 kg/100 m2 và bón vôi nông nghiệp cho ao 1 tháng/lần với lượng 7 –10 kg/1.000 m2. Thường xuyên kiểm tra hệ thống ao, vệ sinh ao và theo dõi tình trạng sức khỏe của cá. Định kỳ 10 ngày/lần trộn thuốc vào thức ăn cho cá gồm men tiêu hóa (3 – 5 g/kg thức ăn) và Vitamin C (5 – 10 g/kg thức ăn).

             Nguồn gen cá mõm trâu lưu giữ sinh trưởng phát triển tốt trong ao nuôi. Tỷ lệ sống của cá khi lưu giữ đạt 100%.

5. Đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản

5.1 Đặc điểm sinh học

Cá mõm trâu sống ở tầng đáy của vực nước, nơi nước chảy có nhiều ghềnh và đáy đá. Cá thường sống tại những vực sâu và vùng lân cận trên các dòng chính của sông Srêpốk và sông Ea H’leo - phụ lưu của sông Srêpốk. Vào mùa khô đến đầu mùa mưa, cá còn xuất hiện ở các nhánh sông nhỏ và suối. Mùa mưa, khi nước lớn cá di chuyển đến các vùng nước sâu hơn ở hạ lưu và sống ở đó suốt mùa mưa. Không bắt gặp cá ở những vùng nước có độ đục cao.

          Đây là loài ăn thực vật, thức ăn chủ yếu là rong rêu, thực vật phù du và sinh vật bám rễ ở nước.Trong điều kiện nuôi, ngoài thức ăn tự nhiên có trong thuỷ vực, cá còn có thể ăn thức ăn nhân tạo như cám công nghiệp dạng viên nổi, viên chìm, cám gạo và bột cá.

5.2. Đặc điểm sinh trưởng

5.2.1. Phương pháp đánh giá

Định kỳ 3 tháng/lần tiến hành cân đo các chỉ tiêu khối lượng, chiều dài toàn thân của nguồn gen để xác định tốc độ tăng trưởng. Đo chiều dài thân của từng cá thể bằng thước chia độ có độ chính xác đến 1 mm, và cân khối lượng thân bằng cân có độ chính xác đến gam. Số lượng mẫu 30 con.

Tính tốc độ tăng trưởng tương đối của nguồn gen lưu giữ dựa trên gia tăng khối lượng thân (g) và chiều dài toàn thân (mm) của mẫu vật. Công thức như sau:

Tăng trưởng tương đối theo khối lượng:

Tăng trưởng tương đối theo chiều dài:

 

Trong đó: - Wtb1, Wtb2: Khối lượng toàn thân cá tại thời điểm T1 và T2

      - Ltb1, Ltb2: Chiều dài toàn thân cá tại thời điểm T1 và T2

                  - T1, T2: Thời điểm cân đo lần trước và lần sau.

5.2.2. Kết quả đánh giá

Cá mõm trâu là loài có kích cỡ trung bình, chiều dài cá lớn nhất có thể đạt tới chiều dài 60 cm ở Lào và 70 cm hoặc hơn ở sông Srêpốk. Đay là loài sinh trưởng chậm. Ở điều kiện lưu giữ, mỗi năm cá mõm trâu tăng khoảng 0,3 kg/con trở lên. Tốc độ tăng trưởng tương đối có xu hướng giảm theo thời gian lưu giữ, trong đó tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài giảm từ 2,7% đến 1,6%, trung bình 3,0%; và khối lượng giảm từ 11,7 xuống còn 8,9%, trung bình 11,5%.

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá trong quá trình lưu giữ thể hiện ở Bảng 2 cho thấy, sau gần 11 tháng lưu giữ, đàn cá đạt chiều dài và khối lượng trung bình 33,5 cm (dao động từ 27,2 – 44,2 cm) và 0,72 kg/con (dao động từ 0,51 – 1,47 kg/con) từ chiều dài và khối lượng cá ban đầu là 0,47 kg/con (dao động từ 0,37 – 0,56 kg/con) và 29,8 cm (dao động từ 23,7 – 35,1 cm).

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài và khối lượng của cá mõm trâu  

Tháng

Số lượng (con)

Wtb1 (kg)

Ltb1(cm)

RGw (%)

RGL (%)

TLS (%)

Bắt đầu

82

0,47 ± 0,05

29,8 ± 2,87

 

 

 

3

82

0,52 ± 0,06

30,6 ± 2,91

11,7

2,7

100

6

122

0,59 ± 0,16

32,2 ± 4,12

13,4

5,4

100

9

122

0,66 ± 0,15

33,0 ± 4,15

12,0

2,4

100

12

122

0,72 ± 0,26

33,5 ± 4,65

8,9

1,6

100

 

Trung bình

11,5

3,0

 

5.2. Đặc điểm sinh sản

Cá mõm trâu là loài có tập tính di cư sinh sản. Cá thành thục di chuyển ngược dòng từ các các nhánh sông, suối và phụ lưu vào dòng chính vào đầu mùa mưa và đẻ trứng. Quá trình này được báo hiệu bởi sự gia tăng của mực nước và sự thay đổi màu nước từ không màu chuyển sang màu đỏ nâu. Quá trình di cư này cũng diễn ra ở các loài khác trong họ cá chép như Cirrhinus microlepis, Labeo chrysophekadionCyclocheilichthys enoplos cũng như ở cá heo Botia modesta.

Phân biệt cá đực, cái dựa vào quan sát hình thái bên ngoài và lỗ niệu sinh dục không thể thực hiện đối với cá chưa thành thục.

Gen cùng loại

Tìm kiếm nguồn gen

Tin mới cập nhật

Thông tin ấn phẩm

  THÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài ...


Đặc điểm sinh học sinh hải sâm vú Holothuria nobilis Selenka, 1867 vùng biển Nam Trung Bộ

Nguyễn Văn Hùng, Dương Thị Phương, Trần Thế Thanh Thi, 2019. Đặc điểm sinh học sinh sản hải sâm vú Holothuria nobilis ...


Công trình nghiên cứu mới nhất về hải sâm được đăng trên tạp chí Medicin: Hải sâm có chức năng như thuốc chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe

Ratih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: ...


Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis) ở vùng biển Nam Trung Bộ

15. Nguyễn Văn Hùng, Trần Thế Thanh Thi, Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2018. Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng ...


Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải sâm vú (Holothuria nobilis) và hải sâm lựu (Thelenota annanas) bị lở loét trong điều kiện nuôi giữ.

14. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Quế Chi, Dương Thị Phượng, 2018. Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải ...


Quảng cáo

Liên kết website