Cá chép hồ Lắk Ciprinus carpio (Linnaeus, 1758)

Tên gen và giống:Cá chép hồ Lắk Ciprinus carpio (Linnaeus, 1758)
Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước ngọt

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nguồn gen: Cá chép hồ Lắk Ciprinus carpio(Linnaeus, 1758)

Hình 1: Cá chép hồ Lắk Ciprinus carpio(Linnaeus, 1758)

2. Mức độ nguy cấp:

- Tiêu chuẩn IUCN: VU

- Tiêu chuẩn Việt Nam: chưa đánh giá

3. Hệ thống phân loại:

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Cypriniformes

Họ: Ciprinidae

Giống: Carpio

Loài: Ciprinus carpio(Linnaeus, 1758)

Tên tiếng Việt: Cá chép hồ Lắk.

Tên tiếng Anh: Common carp

4. Đặc điểm phân bố:

Cá chép có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, cá chép Bắc Kạn, cá chép hồ Lăk, v.v... Trên thế giới cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc. Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu hết các tính phía Bắc Việt Nam. Cá chép hồ Lăk là loài chỉ phân bố ở khu vực hồ Lăk thuộc tỉnh ĐăkLăk, đây là loài cá bản địa được đánh giá là có chất lượng thịt thơm ngon, cũng vì thế mà cá bị đánh bắt nhiều dẫn đến giảm sút nguồn lợi và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

5. Năm bắt đầu lưu giữ: 2005

6. Nguồn gốc thu thập: Hồ Lắk (thuộc tỉnh ĐăkLăk)

7. Địa điểm lưu giữ: Lâm Đồng

8. Hình thức lưu giữ: Ao đất

9. Số lượng cá thể: 150 con.

II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN

1. Đặc điểm hình thái phân loại

●Đặc điểm hình thái

Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù. Có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ. Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi gầy và tương đối bằng nhau. Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam.

Cá chép hồ Lắk là một loài cá bản địa có giá trị đã được nhiều nhà khoa học ghi nhận. Tuy nhiên các tác giả chỉ dừng lại ở khía cạnh phân loại đơn thuần mà chưa đi sâu phân tích những điểm giống và khác nhau giữa cá chép hồ Lăk và cá chép ở các vùng khác. Kết quả điều tra cho thấy cá chép hồ Lăk có kích thước khá lớn, có con nặng tới 5 - 6kg, thân có màu trắng bạc, phần lưng sậm hơn, mình thuôn cân đối, ở các gốc vây có màu hồng. Trước đây vào mùa mưa ngư dân quanh vùng có thể khai thác hai đến ba chục kg mỗi ngày nhưng bây giờ rất hiếm.

●Các chỉ tiêu hình thái phân loại

Bảng 2: Một số chỉ tiêu hình thái phân loại cá chép hồ Lắk

Chỉ tiêu hình thái

Mô tả chi tiết

I. % theo Lo:

 

1. Chiều dài đầu

0,23 (0,21 – 0,25)

2. Khoảng cách 2 ổ mắt

0,1 (0,08 – 0,13)

3. Đường kính mắt

0,03 (0,02 – 0,04)

4. Chiều cao lớn nhất

0,29 (0,2 – 0,4)

5. Chiều cao bé nhất

0,1 (0,09 – 0,13)

6. Khoảng cách P - D

0,29 (0,27 – 0,32)

7. Khoảng cách P - A

0,30 (0,28 – 0,32)

8. Dài cuống đuôi

0,17 (0,16 – 0,18)

9. Chiều dài gốc vây D

0,31 (0,29 – 0,33)

10. Chiều cao vây D

0,11 (0,10 – 0,12)

11.Chiều dài gốc vây A

0,08 (0,07 – 0,10)

12. Chiều cao vây A

0,13 (0,11 – 0,14)

13.Chiều dài gốc vây V

0,03 (0,02 – 0,04)

14. Chiều cao vây V

0,13 (0,11 – 0,15)

15. Chiều dài gốc vây P

0,03 (0,02 – 0,04)

16. Chiều cao vây P

0,14 (0,12 – 0,16)

II. Đường kính mắt tính theo:

 

17. Chiều dài đầu

0,15 (0,13 – 0,17)

18. Khoảng khách 2 ổ mắt

0,43 (0,40 – 0,45)

●Đặc điểm sinh sản

Cá chép ngoài tự nhiên và cá chép nuôi có thể thành thục sinh dục sau 1 năm tuổi. Cá đẻ tự nhiên trong môi trường nếu đủ các điều kiện như: Có cá đực và cá cái thành thục; Có giá thể làm tổ như cây cỏ thủy sinh; và Điều kiện môi trường nước thích hợp. Cá chép đẻ nhiều lần trong năm, mùa sinh sản tập trung vào các tháng đầu năm và mùa mưa với nhiệt độ từ 25 - 29°C.

Trong sinh sản nhân tạo cá chép sinh sản được quanh năm. Trứng cá chép là loại trứng dính và cần giá thể trong nước để trứng bám vào. Sức sinh sản dao động từ 120.000 - 140.000 trứng/kg cá cái. Số lượng trứng phụ thuộc vào kích cỡ cá mẹ.

Kích cỡ cá mẹ (gram)

Số lượng trứng đẻ

300

30.000 – 60.000

500

60.000 – 80.000

700

80.000 – 90.000

1.000

120.000 – 140.000

1.500

180.000 – 210.000

2.000

250.000 – 300.000

2.500

320.000 – 400.000

 

Một số giai đoạn phát triển của cá chép

Giai đoạn phát triển

Đặc điểm

3 – 4 ngày tuổi

Chiều dài toàn thân từ 6,0 - 7,2 mm, bóng hơi chứa đầy khí, cá phân bố ở lớp nước mặt là chính. Cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Thức ăn là động vật phù du như luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), cá cũng ăn được các lọai thức ăn khác như bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng gà...

4 - 6 ngày tuổi

Chiều dài toàn thân từ 7,2 - 7,5 mm, cá ăn sinh vật phù du là chính.

8 - 10 ngày tuổi

 

Chiều dài toàn thân từ 9,6 - 10,5 mm, cá phân bố chủ yếu ở tầng đáy, cá ăn thức ăn lắng ở đáy, sinh vật phù du, ấu trùng côn trùng...

15 - 20 ngày tuổi

 

Chiều dài toàn thân từ 14,3 - 19,0 mm, cấu tạo cơ thể cá bắt đầu hoàn chỉnh, cá bắt đầu có vẩy và râu, thức ăn chủ yếu là động vật đáy cỡ nhỏ.

20 - 28 ngày tuổi

Cá dài 19 - 28 mm, vây đầy đủ, sống ở đáy, ăn sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ và một số sinh vật phù du.

Cá trưởng thành

Cá chép trưởng thành ăn chủ yếu sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật... Cá cũng có thể ăn được nhiều loại thức ăn chế biến như bột ngũ cốc, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ...

Gen cùng loại

Tìm kiếm nguồn gen

Tin mới cập nhật

Thông tin ấn phẩm

  THÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài ...


Đặc điểm sinh học sinh hải sâm vú Holothuria nobilis Selenka, 1867 vùng biển Nam Trung Bộ

Nguyễn Văn Hùng, Dương Thị Phương, Trần Thế Thanh Thi, 2019. Đặc điểm sinh học sinh sản hải sâm vú Holothuria nobilis ...


Công trình nghiên cứu mới nhất về hải sâm được đăng trên tạp chí Medicin: Hải sâm có chức năng như thuốc chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe

Ratih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: ...


Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis) ở vùng biển Nam Trung Bộ

15. Nguyễn Văn Hùng, Trần Thế Thanh Thi, Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2018. Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng ...


Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải sâm vú (Holothuria nobilis) và hải sâm lựu (Thelenota annanas) bị lở loét trong điều kiện nuôi giữ.

14. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Quế Chi, Dương Thị Phượng, 2018. Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải ...


Quảng cáo

Liên kết website