Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nguồn gen: Cá song chanh Epinephelusmalabaricus (bloch & Schneider, 1801)
Hình 1: Cá song chanhEpinephelusmalabaricus (bloch & Schneider, 1801)
2. Mức độ nguy cấp
- Tiêu chuẩn IUCN: NT
- Tiêu chuẩn Việt Nam: chưa đánh giá
3. Hệ thống phân loại:
Ngành: Chordata
Lớp: Pisces
Bộ: Perciformes
Họ: Serranidae
Giống: Epinephelus
Loài: Epinephelusmalabaricus (bloch & Schneider, 1801)
Tên tiếng Việt: cá song chanh, cá song điểm gai.
Tên tiếng Anh: Malabar Grouper, Speckled grouper,Malabar rock cod.
4. Đặc điểm phân bố:
Cá song là loài cá sống đáy, chúng phân bố rộng về sinh thái và địa lý và ít có hiện tượng di cư kết đàn như các loài cá khác. Nếu có thì chỉ xảy ra vào mùa sinh sản, thường vào đầu xuân và cuối thu nhưng sự kết đàn là không lớn. Sự phân bố của cá song khác nhau tuỳ loài, tuổi và các điều kiện môi trường.
Cá song giống thường tập trung chủ yếu ở những vùng nước ấm ven bờ có đáy là bùn, cát và trong các rừng ngập mặn, quanh các đảo và tại những rạn đá san hô. Khi trưởng thành, chúng di cư xuống các vùng nước sâu hơn (Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên, 1994).
Cá song là một trong những loài cá đáy quan trọng nhất của các vùng biển ấm. Chúng có kích thước lớn trung bình. Hầu hết xuất hiện ở những vùng nước nông nhưng cũng có thể tìm thấy ở độ sâu tới 500m. Chúng sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới tới các vùng nước ôn đới từ đông Châu Phi, Hồng Hải, Ả Rập, Ấn Độ tới Indonesia; từ Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam tới Singarpo, Bắc Úc (Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên, 1994; Lê Xân, 2004).
Cá song E. malabaricus phân bố tập trung trong các vùng biển nhiệt đới từ 350 bắc tới 350 nam. Trên thế giới, cá song E. malabaricus xuất hiện từ Biển Đỏ và duyên hải phía đông Châu Phi tới phía đông Thái Bình Dương, từ nam Nhật Bản tới bang New South Wales (Australia). Chúng còn được phát hiện ở vùng vịnh Péc-sích và Địa Trung Hải, nhưng chưa rõ ràng, do các tác giả còn nhầm lẫn cá song chanh (E. malabaricus) với cá song mỡ (E. tauvina)và cá song chấm nâu (E. coioides). Ở Châu Á, cá song E. malabaricus phân bố ở các quốc gia như ấn Độ, Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Cá song E. malabaricus sống ở môi trường rất khác nhau, chất nền là sỏi đá, cát hay bùn và chúng có thể xâm nhập vào các vùng cửa sông. Chúng xuất hiện ở những dải đá ngầm được bảo vệ và những môi trường sống liền kề bên cạnh. Những con trưởng thành khó có thể xuống những vùng nước sâu.
Ở nước ta cá song E. malabaricus phân bố từ bắc vào nam, cả ở ngoài biển khơi và vùng nước lợ, ở những rạn đá, rạn san hô, vùng có nền đáy là bùn hoặc có cát, trong những vùng cửa sông và rừng ngập mặn. Con giống E. malabaricus được tìm thấy ở vùng cửa sông và vùng nước nông ven bờ.
Hình 2: Vùng phân bố tự nhiên của cá song chanh trên thế giới (Fishbase.org)
5. Năm bắt đầu lưu giữ:2005
6. Nguồn gốc thu thập:Hải Phòng, Quảng Ninh
7. Địa điểm lưu giữ: Hải Phòng
8. Hình thức lưu giữ:Lồng bè trên biển
9. Số lượng cá thể:41
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Nội dung đánh giá nguồn gen và kết quả đạt được
STT |
Nội dung đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Đơn vị thực hiện |
1 |
Đặc điểm hình thái, phân loại |
Thực nghiệm |
Viện NCNTTS I |
2 |
Sinh học sinh sản |
Thực nghiệm |
Viện NCNTTS I |