HỒ SƠ NGUỒN GEN CÁ MÚ TỔ ONG Epinephelus merra Bloch, 1793

Tên gen và giống:HỒ SƠ NGUỒN GEN CÁ MÚ TỔ ONG Epinephelus merra Bloch, 1793
Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn

HỒ SƠ NGUỒN GEN

CÁ MÚ TỔ ONG Epinephelus merraBloch, 1793

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nguồn gen: Cá mú tổ ong Epinephelus merra Bloch, 1793

Honeycomb grouper

 

Hình 1: Hình thái ngoài cá mú tổ ong Epinephelus merra Bloch, 1793

2. Mức độ nguy cấp:

- Tiêu chuẩn IUCN: LC

- Tiêu chuẩn Việt Nam: chưa đánh giá

3. Hệ thống phân loại:

Ngành: Chordata

Lớp: Pisces

Bộ: Perciformes

Họ: Serranidae

Giống: Epinephelus

Loài: Epinephelus merra Bloch, 1793

Tên tiếng Việt: Cá mú tổ ong

Tên tiếng Anh: Honeycomb grouper, Dwarf-spotted grouper, Honeycomb Cod

Tên tiếng pháp: Loche Rayon DeMiel, Macabit, Merou A Treillis

Tên tiếng Tây Ban Nha: Mero Panal

4. Đặc điểm phân bố:

Cá mú tổ ong thuộc nhóm cá rạn, thường sống xung quanh các rạn san hô và các bãi đá ngầm ở độ sâu 20 -30 nước, cá biệt người ta cũng bắt gặp chúng sống ở độ sâu 50 m nước. Cá còn sống ở vùng nước nông hơn. Chúng phân bố rộng khắp trên thế giới từ Ấn độ dương sang Thái Bình dương. Loài này được tìm thấy ở dọc theo bờ biển Đông phi đến Nam Phi, bao gồm Madagascar, mũi nam Ấn Độ và tất cả các hòn đảo nằm trong Ấn Độ Dương, trải rộng về phía đông khắp vùng biển các nước Đông Nam Á (phân bố nhiều ở Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa), ngược lên phía bắc đên quần đảo Ryukyu và quần đảo Ogasawara, cũng như miền Nam Nhật Bản; phía nam trải dài xuống đến hai bờ tây – đông của Úc; phía đông trải rộng khắp các đảo thuộc 3 tiểu vùng: Melanesia, Micronesia, Polynesia (Sách đỏ, IUCN và Fishbase) (Hình 2). Ở Việt Nam, cá mú tổ ong phân bố rộng dọc theo bờ biển Việt Nam nhiều nhất là các các vùng biển miền Trung nơi có điều kiện sinh thái thích hợp, độ mặn cao ổn định, các rạn san hô …Tại Khánh Hòa theo kết quả điều tra của Võ Văn Quang và cs (2015) cho thấy cá mú tổ ong phân bố khu vực biển Khánh Hòa.

page4image25797776

 

Hình 2: Vùng phân bố của cá mú tổ ong trên thế giới

 

5. Năm bắt đầu lưu giữ:2020

6. Nguồn gốc thu thập:Khánh Hòa

7. Địa điểm lưu giữ: Nha Trang

8. Hình thức lưu giữ:Lồng bè trên biển và bể xi măng

9. Số lượng cá thể:50

II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN

1. Đặc điểm hình thái phân loại

1.1 Phương pháp nghiên cứu

Tất cả các số liệu về hình thái cá mú tổ ong được đo và đếm trực tiếp trên các mẫu vật hiện đang được lưu giữ. Các chỉ tiêu hình thái được nghiên cứu theo phương pháp của John và Phillip (1991) về nghiên cứu hình thái phân loại cá mú tại vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Quan sát bằng mắt thường, đếm và mô tả hình thái bên ngoài như: số tia vi D, A, P, V, C, số vảy đường bên, trên đường bên và dưới đường bên. Đo chiều cao và chiều dài tia vi D, A, P, V, C. Đo đường kính mắt, khoảng cách giữa 2 ổ mắt, hình dạng đầu và miệng … Việc định danh phân loại được tiến hành dựa vào tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến loài cá mú tổ ong.

Số lượng mẫu sử dụng để mô tả là 15 mẫu. Khối lượng trung bình của cá là 0,55 kg/con tương ứng với chiều dài toàn thân trung bình L = 17,39 cm. Các chỉ số về kích thước được đo bằng thước có độ chính xác đến 1 milimet (mm).

1.2. Kết quả nghiên cứu

-  Đặc điểm hình thái

Cá mú tổ ong có thân thuôn dài, hình bầu dục. Cá có màu vàng nâu, hoặc hơi xám với các chấm màu nâu sẫm hình tổ ong phủ khắp đầu và thân và cả ở các vây, một số cá thể có các đốm dính vào nhau tạo thành vệt dài, phần đuôi có hình dạng bo tròn. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây mềm ở vây lưng: 14 -16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây mềm ở vây hậu môn: 8; Số tia vây mềm ở vây ngực: 18 -20; Số vảy đường bên: 54 -64.

 

2. Đặc điểm sinh trưởng

2.1. Phương pháp đánh giá

Kiểm tra tăng trưởng khối lượng và chiều dài được thực hiện định kỳ 3 tháng một lần. Khối lượng cá được xác định bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến 10 gam, chiều dài toàn thân cá được đo bằng thước chia vạch có độ chính xác đến 1mm (Hình 4).

Epinephelus merra

 

Hình 4: Chỉ tiêu tính tăng trưởng kích thước nguồn gen cá

ab: Chiều dài toàn thân

 

Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của mẫu vật lưu giữ dựa trên khối lượng thân (g) và chiều dài toàn thân (mm) của mẫu vật. Công thức như sau:

● Tăng trưởng theo khối lượng:

 

 

 

 

● Tăng trưởng theo chiều dài:

Trong đó:

- Wtb1, Wtb2: Khối lượng trung bình tại thời điểm T1 và T2

- Ltb1, Ltb2: Chiều dài toàn thân cá tại thời điểm T1 và T2

  - T1, T2: Thời điểm cân đo lần trước và lần sau.

2.2. Kết quả đánh giá

Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống nguồn gen cá mú tổ ong Epinephelus merra trong 6 tháng thuần dưỡng lưu giữ trong bể xi măng 20 m3

 

Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá (n=50)

Kết quả

Số lượng cá thuần dưỡng (con)

55

Số lượng cá sau khi thuần dưỡng (con)

50

Tỷ lệ sống (%)

90,91

Khối lượng cá ban đầu (kg)

0,55

Khối lượng cá sau khi thuần dưỡng (kg)

0,57

Tốc độ tăng trưởng ngày theo khối lượng thân (%)

0,21

Chiều dài cá ban đầu (cm)

17,39 ± 0.42

Chiều dài cá sau khi nuôi thuần dưỡng (cm)

17,59 ± 0,80

Tốc độ tăng trưởng theo chiều dài cá (%)

0,12

 

3. Đặc điểm dinh dưỡng:

            Thức ăn của E. merra là loài cá nhỏ hơn, động vật thân mềm và động vật giáp xác. Chúng được khai thác bởi các tàu đánh cá thương mại (Fishbase). ở Việt Nam, cá mú tổ ong được người dân đánh bắt con giống để phát triển nuôi trong lồng thương phẩm ở Vịnh Hạ Long, nguồn giống đánh bắt chủ yếu ở các tỉnh Miền Trung.

4. Đặc điểm sinh sản:

            Theo nghiên cứu của Ramji Kumar Bhaadari (2006) công bố mùa vụ sinh sản chính của cá mú tổ ong từ tháng 3 đến tháng 5, cá sinh sản ở kích thước chiều dài toàn thân 20 cm. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng 11-ketotestosteron (11KT) để chuyển đổi giới tính của cá từ cá thể cái sang thể đực, kết quả cho thấy sau 75 ngày sử dụng 11KT cá bắt đầu có dấu hiệu đẻ trứng.

5. Đặc điểm di truyền:

            Kết quả sử dụng kỹ thuật DNA đa hình khuyếch đại ngẫu nhiên (RAPD) để phân tích sự đa dạng di truyền của cá mú tổ ong (E. merra) ở vùng biển Trạm Giang (Trung Quốc) cho thấy 16 trong tổng số 120 cặp mồi được chọn để thực hiện phân tích RAPD đa hình và 154 loci được phát hiện thuộc 10 cá thể riêng biệt. Tỷ lệ đa hình loci là 65,58%. Chỉ số tương đồng di truyền trung bình và khoản cách di truyền trung bình lần lượt là 0.7887 và 0.2113. Chỉ số đa dạng di truyền là 0.1776. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số đa hình di truyền của cá mú tổ ong trong tự nhiên rất cao (Chuwu, 2002)  

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Alam, M.A., Nakamura, M. Determination of sex and gonadal maturity in the honeycomb grouper, Epinephelus merra, through biopsy. Aquacult Int 16, 27–32 (2008). https://doi.org/10.1007/s10499-007-9120-3

Chuwu ZL. Studies on Random Amplified Polymorphic DNA (RAPD) of Epinephelus merra Bloch [J]. Journal of Zhanjiang Ocean University. 2002;4.

Cribb, T.H., Bray, R.H., Wright, T. & Pichelin, S. The trematodes of groupers (Serranidae: Epinephelinae): knowledge, nature and evolution. Parasitology, 2002. (vol. + page no.s not available).

Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên. Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất giống cá song Epinephelus SPP. ở miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu cá biển, 1994, số 1, tr 96-125.

FAO Fisheries Synosis No. 125, Volume 16. FAO Species Catalogue. Grouper of the World. Food and agriculture organization of the united nations, 1993. Vol.16. 156-158.

John, E.R. & Phillip C.H. Indo-Pacific Fishes. Revision of Indo-Pacific Groupers (Perciformes: Serranidae: Epinepheliane) with descriptions of five new species. Bernice Pauahi Bishop Museum Honolulu, Hawaii, 1991, 322.)Law, C., Samoilys, M. & Cabanban, A.S. 2018. Epinephelus merraThe IUCN Red List of Threatened Species 2018: 

Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị Như Nhung, Nguyễn Văn Lục. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập III. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1992. Tr 73-74.

Võ Văn Quang, Trần Thị Hồng Hoa, lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, (2015) Đa dạng thành phần loài và kích thước khai thác của một số loài thuộc họ cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Khánh Hòa. Tạp chí Sinh học (1): 10 -19

Gen cùng loại

Tìm kiếm nguồn gen

Tin mới cập nhật

Thông tin ấn phẩm

  THÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài ...


Đặc điểm sinh học sinh hải sâm vú Holothuria nobilis Selenka, 1867 vùng biển Nam Trung Bộ

Nguyễn Văn Hùng, Dương Thị Phương, Trần Thế Thanh Thi, 2019. Đặc điểm sinh học sinh sản hải sâm vú Holothuria nobilis ...


Công trình nghiên cứu mới nhất về hải sâm được đăng trên tạp chí Medicin: Hải sâm có chức năng như thuốc chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe

Ratih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: ...


Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis) ở vùng biển Nam Trung Bộ

15. Nguyễn Văn Hùng, Trần Thế Thanh Thi, Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2018. Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng ...


Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải sâm vú (Holothuria nobilis) và hải sâm lựu (Thelenota annanas) bị lở loét trong điều kiện nuôi giữ.

14. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Quế Chi, Dương Thị Phượng, 2018. Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải ...


Quảng cáo

Liên kết website