Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nguồn gen: Hải sâm gai Stichopus horens Selenka, 1867
Hình 1: Nguồn gen hải sâm gai Stichopus horens Selenka, 1867 |
2. Mức độ nguy cấp:
- Tiêu chuẩn IUCN: DD thiếudữ liệu
- Tiêu chuẩn Việt Nam:chưa có thông tin đánh giá
3. Hệ thống phân loại:
Ngành: Echinodermata
Lớp: Holothuroidae
Bộ:Synallactida
Họ:Stichopodidae
Giống:Stichopus
Loài:Stichopus horensSelenka, 1867
Tên tiếng Việt: hảisâm gai, ngận gai
Tên tiếng Anh: Warty Sea cucumber, Golden sea ccucumber
4. Đặc điểm phân bố
Thếgiới: hải sâm gai Stichopus horens thuộc giống Stichopuscó vùng phân bố rộng, hầu hết ở vùng biển Úc - Ấn Đô- Thái Bình Dương, chúng thường được tìm thấy ở các rạn san hô, trong các bãi đá ngầm, có độ sâu từ 0 – 15m. Stichopodidea chỉ có 1 giống Stichopus gồm 14 loài, ngoài 13 loài được liệt kê trong tài liệu của Paulay (2015), gồm S. chloronotus, S. ellipes, S. herrmanni, S. horrens, S. ludwigi, S. monotuberculatus, S. naso, S. noctivagus, S. ocellatus, S. pseudohorrens, S. quadrifasciatus, S. rubermaculosus, S. vastus (Paulay, 2015) có thêm 1 loài mới là Stichopus fusiformiossa được bắt gặp ở rạnsan hô eo biển Malacca (Hình 2)
Hình 2. Vùng phấn bố hải sâm gai Stichopus horenstrên thế giới. Nguồn: sealifebase |
ViệtNam: hải sâm gai phân bố dọc theo bờ biển miền Trung; giống Stichopus đã phát hiện 6 loài, gồm S. variegatus và S. horrens, S. chloronotus (Trần Ngọc Lợi & Ngô Văn Sách, 1965), S. naso (Hoeksema & Gittenberger, 2008), S. ocellatus và S. herrmanni được thu tại vùng biển Phú Quốc (Otero-Villanueva & Vũ Ngọc Út, 2007). Riêng ở vịnh Nha Trang phát hiện 5 loài gồm S. variegatus, S. herrmanni, S. horrens, S. chloronotus, S. naso; tại vùng biển thuộc đảo Nam Du, Kiên Giang đã bắt gặp 6 loài hải sâm gai gồm S. variegatus, S. hermanni, S. horrens, S. naso, S. chloronotus và S. monotuberculatus.
5. Năm bắt đầu lưu giữ: 2022
6. Nguồn gốc thu thập:TrườngSa (Khánh Hoà)
7. Địa điểm lưu giữ: Nha Trang- Khánh Hòa
8. Hình thức lưu giữ:Ex- situ (Bể xi măng)
9. Số lượng cá thể:100con
II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN
1.Đặc điểm hình thái ngoàiphân loại
Giống Stichopus có những đặc điểm như gai thịt to, xúc tu dạng phiến, nhiều chân ống, ống xúc tudạng trâm trong vách cơ thể gồm các loại như tháp nhỏ, trâm que phân nhánh, loài S. horrens mặc dù cũng có trâm đinh tán nhưng thân trâm không có gai nhỏ và đặc điểm hình thái ngoài của loài cũng hoàn toàn khác biệt (Đào Tấn Hổ, 2006; Nguyễn Thị Mỹ Ngân & Bùi Quang Nghị, 2015). Giống Stichopus có đặc điểm khi vớt ra khỏi nước thường bị bong da hoặc rã ra nhiều mảnh (Đào Tấn Hổ, 2006).
Loài Stichopus horrens Selenka, 1867; màu sắc có thể thay đổi theo độ sâu trong môi trường sống, từ màu xám đến màu kem hoặc màu đỏ sẫm, có các đốm nâu sẫm hoặc đen trên lưng. Bên ngoài cơ thể có các nốt sần cứng như là mụn cóc, phân bố không đều có hoa văn rất đặc trưng, hình chữ X, hoặc dài ra có nhiều hình khuyên. Mặt lưng cong nhẹ, dài và có gai lớn có dạng hình nón, các gai thịt chủ yếu ở hai hàng dọc ở mặt lưng và có một hàng gai thịt lớn hơn dọc theo rìa bên ở mặt bụng, loài này tương đối nhỏ, miệng có 20 xúc tu (Đào Tấn Hổ, 2006; Purcell et al., 2012). Cơ thể hải sâm gai hình vuông ở mặt cắt ngang, dẹt ở bụng, thân thành dày 0,2 cm. Cơ thể rắn chắc, cứng, hình vuông ở mặt cắt ngang, dẹt ở bụng; thành cơ thể dễ bị phân huỷ bên ngoài nước biển. Các mụn cóc lớn hơn khi ở gần miệng. Phần bụng mềm, phẳng có nhiều chân ống lớn.
Loài này thể hiện màu sắc cơ thể đa dạng trong các mẫu vật từ các địa phương khác nhau. Clark (1922) ghi nhận các mẫu vật từ Quần đảo Hawaii có màu xanh ô liu sẫm, lốm đốm với màu xanh nâu đậm, không được nhìn thấy trong các mẫu vật từ Eo biển Torres. Domantay (1953) nhận xét rằng màu sắc của loài này thay đổi theo độ tuổi. Loài S. horrens trông rất giống với loài S. fusiformiosa sp. Nhưng có thể dễ dàng phân biệt bằng sự hiện diện của gai giống như đinh trên gai của S. horrens và không có gai hình thoi trên xúc tu của S. horens.
Gai: ở lưng nhiều phiến gai dạng hình que và hình chữ C. Thân lưng có 4 lỗ ở giữa, 9-12 lỗ ngoại vi xung quanh, 4 trụ có chiều cao vừa phải tạo thành các chóp nối với nhau, đầu chóp có gai lớn (hình 3. A-B). Các gai ở nhú lưng bao gồm các phiến giống như đinh, que, que hình chữ C và các tấm đục lỗ (Hình 3. C–F). Bốn trụ hợp nhất ở các đỉnh tạo thành ngọn tháp cao từ giữa đế (Hình 3. C). Thanh lớn có bề mặt gồ ghề và có gai nhỏ trên bề mặt, đặc biệt là ở hai đầu; các lỗ trung tâm có thể phức tạp hoặc đơn giản (Hình 3. E). Tấm đục lỗ ở nhú có viền răng cưa và 6–12 lỗ không đều; kích thước nhỏ hơn so với chân ống. Chân ống có thanh lớn, (Hình 3. G–I). Thanh lớn có tấm trung tâm với các lỗ; bề mặt que gồ ghề và được bao phủ bởi các gai nhỏ (Hình 3. G). Trong các xúc tu, gai bao gồm các que có kích thước và độ dày khác nhau (Hình 3. J). Tất cả các thanh đều có bề mặt nhám và gai; các đường cong nhẹ ở các thanh lớn hơn trong khi các thanh nhỏ hơn xuất hiện thẳng.
Hình 3.Đặc điểm phân loại bằng các trâm gai đặc trưng của hải sâm gai Stichopus horens (Selenka, 1867) |
2. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Rowe và Gates (1995) chỉ ra rằng thức ăn của hải sâm gai stichopus horrens là các loại tảo đáy, các chất mùn bã hữu cơ, trầm tích, các loại rong biển như rong mơ. Cũng giống như các loài hải sâm khác, đặc tính này tạo nên sự đặc sắc của hải sâm khi nuôi để cải tạo môi trường hạn chế chế ô nhiễm, có thể nuôi ghép với một số loài thuỷ sản kinh tế khác.
3. Đặc điểm sinh trưởng
Chưa có công trình nghiên cứu về tăng trưởng của hải sâm gai. Khảo sát trên số cá thể đang lưu giữ tại hệ thống bể xi măng nước chảy ra vào và thức ăn là bột rong mơ và tảo đáy đơn bào navicular cho thấy sinh trưởng 0,07g/năm.
4. Đặc điểm sinh sản
Kích thước thành thục lần đầu: chưa có
Mùa vụ sinh sản: chưa có
Sức sinh sản tuyệt đối, tương đối: chưa có