CÁ GÁY BIỂN Lethrinus lentjan (Lacepede, 1802)

Tên gen và giống:CÁ GÁY BIỂN Lethrinus lentjan (Lacepede, 1802)
Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn

HỒ SƠ NGUỒN GEN

CÁ GÁY BIỂNLethrinus lentjan (Lacepede, 1802)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nguồn gen: Cá gáy biển Lethrinus lentjan Lacepede, 1802

Lethrinus lentjan JNC1834.JPG

Hình 1: Hình thái ngoài cá gáy biển Lethrinus lentjan Lacepede, 1802 (Nguồn Fishbase)

 

2. Mức độ nguy cấp:

- Tiêu chuẩn IUCN: LC

- Tiêu chuẩn Việt Nam: chưa đánh giá

3. Hệ thống phân loại:

Ngành (phylum): Animalia

                    Lớp (class): Chordata

                        Bộ (order): Actinopterygii

                            Họ (familla): Lethrinidae

                                Giống (genus): Lethrinus

                                       Loài(species): L. lentjan (Lacepede, 1802)

Tên tiếng Việt: Cá gáy biển, cá chép biển

Tên tiếng Anh: pink ear emperor

4. Đặc điểm phân bố:

Cá gáy biển phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và khu vực phía đông của Đại Tây Dương. Ở Việt Nam, cá gáy biển phân bố ở vùng biển phía bắc nhưng chủ yếu ở khu vực biển miền Trung như Khánh Hòa, Ninh Thuận và xuất hiện nhiều ở biển đảo Phú Quốc. Chất đáy là cát ở các biển duyên hải, hoặc các đàm có độ sâu lớn hoặc xung quanh các rạng đá san hô. Cá gáy biển là lài sinh sống các vùng biển có điều kiện sinh thái nước mặn, nước lợ là loài ít di cư, chúng thường trú ẩn ở độ sâu 10 -90 m nước, ở khu vực biển nhiệt đới chúng tập trung phân bố ở 32oN-350S, 240E-1670W (Hình 2)

 

/var/folders/wm/1h2zg1_s3698j754qlmms1vc0000gn/T/com.microsoft.Word/WebArchiveCopyPasteTempFiles/pic_Fis-23590.jpg

 

Hình 2: Vùng phân bố của cá mú tổ ong trên thế giới

5. Năm bắt đầu lưu giữ:2020

6. Nguồn gốc thu thập:Khánh Hòa

7. Địa điểm lưu giữ: Nha Trang

8. Hình thức lưu giữ:Lồng bè trên biển

9. Số lượng cá thể:50

II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN

1. Đặc điểm hình thái phân loại

1.1 Phương pháp nghiên cứu

Tất cả các số liệu về hình thái cá gáy biển được đo và đếm trực tiếp trên các mẫu vật hiện đang được lưu giữ. Các chỉ tiêu hình thái được nghiên cứu theo phương pháp của John và Phillip (1991) về nghiên cứu về hình thái gồm chiều dài, khối lượng, chiều cao thân, chiều dài đầu, số tia vây (lưng, đuôi, bụng, ngực, hậu môn) để phân loại. Số lượng mẫu sử dụng để mô tả là 15 mẫu. Khối lượng trung bình của cá là 0,67 kg/con tương ứng với chiều dài toàn thân trung bình L = 17,02 cm.Việc định danh phân loại được tiến hành dựa vào tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến loài cá gáy biển.Các chỉ số về kích thước được đo bằng thước có độ chính xác đến 1 milimet (mm).

1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái

Cá gáy có thân hình giống với loài cá chép biển,  phần thân trên của cá tròn, dày thịt; thân dưới mỏng hơn và dẹt về 2 bên; vây lưng cá cá gáy tạo thành một dải 10 tia cứng và 9 -10 tia mềm chạy dọc phần lưng của cá; phần vây mang mềm, còn vậy bụng cứng hơn; cá gáy biển có 2 vây hậu môn rất mềm; phần vây đuôi của cá gáy khá lớn, hơi chia thùy ở giữa cân đối; đầu của cá gáy khá lơn, mắt to và hơi lồi; đặc trưng khoang miệng lớn, đôi môi dày, răng nanh sắc nhọn cà răng hàm rất cứng; cá gáy biển có vảy tương đối cứng và tròn do dạng hình kim cương giống với loài cá chép; cơ thể của cá gáy biển có màu xám bạc; Phần lưng hơi có màu xám đen, sáng dần về phần bụng. Trên cơ thể của chúng có những vệt chạy từ lưng xuống bụng có màu xám đậm; Vây lưng của cá hơi màu nâu xám, vây mang-vây bụng- vây hậu môn có màu xám trắng; Riêng phân vây đuôi của cá hơi có màu đỏ ở phần diềm.

 

2. Đặc điểm sinh trưởng

2.1. Phương pháp đánh giá

Kiểm tra tăng trưởng khối lượng và chiều dài được thực hiện định kỳ 3 tháng một lần. Khối lượng cá được xác định bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến 10 gam, chiều dài toàn thân cá được đo bằng thước chia vạch có độ chính xác đến 1mm (Hình 3).

 

 
 

 

 

 

 

 

Hình 4: Chỉ tiêu tính tăng trưởng kích thước nguồn gen cá

ab: Chiều dài toàn thân

 

Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của mẫu vật lưu giữ dựa trên khối lượng thân (g) và chiều dài toàn thân (mm) của mẫu vật. Công thức như sau:

● Tăng trưởng theo khối lượng:

 

 

 

 

● Tăng trưởng theo chiều dài:

Trong đó:

- Wtb1, Wtb2: Khối lượng trung bình tại thời điểm T1 và T2

- Ltb1, Ltb2: Chiều dài toàn thân cá tại thời điểm T1 và T2

  - T1, T2: Thời điểm cân đo lần trước và lần sau.

2.2. Kết quả đánh giá

Bảng 1.Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống nguồn gen cá gáy biểntrong 6 tháng thuần dưỡng lưu giữ lồng bè

Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá

Kết quả đạt được

Số lượng cá thuần dưỡng (con)

53

Số lượng cá sau khi thuần dưỡng (con)

50

Tỷ lệ sống (%)

94,34

Khối lượng cá ban đầu (kg)

0,67

Khối lượng cá sau khi thuần dưỡng (kg)

0,77

Tốc độ tăng trưởng ngày theo khối lượng thân (%)

0,34

Chiều dài cá ban đầu (cm)

17,02±1,07

Chiều dài cá sau khi nuôi thuần dưỡng (cm)

17,97±0,94

Tốc độ tăng trưởng ngày theo chiều dài cá (%)

0,61

            Sau 6 tháng nuôi thuần dưỡng tại lồng bè ngoài biển, cá gáy đã thích nghi tốt, hoạt động nhanh nhạy, màu sắc tươi sáng không có biểu hiện bệnh lý và đạt tỷ lệ sống 94,34%.

3. Đặc điểm dinh dưỡng:

            Dinh dưỡng cá gáy phụ thuộc vào từng giai đoạn kích thước khác nhau, ở cá mới nở sau 3 ngày thụ tinh ấu trùng bắt đầu ăn thức ăn ngoài là các loài giáp xác nhỏ như Acartia sp, các loài copepodPseudodiaptomus serricaudatus. Ở giai đoạn trưởng thành cá bắt đầu ăn các loài cá tạp có kích thước nhỏ nhỏ hơn cũng giống như một số loài cá biển khác (Anil at al., 2019).

4. Đặc điểm sinh sản:

            Kết quả nghiên cứu trên vùng biển Kynea cho thấy mùa vụ sinh sản của gáy biển kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, sức sinh sản trung bình là 89.573 ± 9.841 trứng / con cái / năm. Chỉ số tuyến sinh dục cao nhất vào tháng Giêng  trung bình đạt 2,08 ± 0,20xảy ra vào tháng Giêng, cá sinh sản chính vào thời gian này. Đây cũng là thời điểm hàm lượng protein cao và hàm lượng lipid trong tế bào trơng cơ, thận, mang và gan thấp và ngược lại đối với thời gian sau khi sinh sản xong (Mathana et al.,, 2012).  Tuy nhiên, ở những vùng sinh thái khác nhau mùa vụ cá gáy biển cũng thay đổi, công trình nghiên cứu củaAl-Areeki (2007)cho rằng css gáy phân bố ở vùng nước biển đỏ thuộc Yemen có mùa sinh sản chính từ tháng 3 đến tháng 6 và đỉnh cao nhất là tháng 4 đến tháng 5, và tuổi thành thục sinh dục lần đầu đối với con cái 17 cm và đạt 50% tổng số quàn đàn thành thục sinh dục khi ở nhóm kích thước 18,5 cm và đạt 100% thành thục ở kích thước 260 cm. Sức sức sinh sản của tuyệt đối của con cái 80295 egg/cá cái 19,2 cm và 837251 egg/cá cái/40 cm. Ở vùng biển Việt Nam, mùa vụ sinh sản của cá gáy biển từ tháng 3 đến tháng 8 cao nhất là tháng 6 có tỷ lệ thành thục sinh dục đạt 82% ở lứa tuổi 2 năm. Cá gay biển phân tính rõ ràng từ nhỏ nên cũng dễ dang xác định giới tính đực cái trong quần đàn (Phượng và cộng sự, 2012).

5. Đặc điểm di truyền

            Sử dụng các liên kết gen trên bộ Genome để nghiên cứu về cầu trức di truyền quần thể cá gáy biển của nhóm tác giả Biesack E.Ellen (2018) khi lấy mẫu ở vùng biển Indo-Pacific trong đó có mẫu cá gáy vùng biển Nha Trang và Phú Quốc Việt Nam cho thấy đa dạng di truyền quần thể phúc tạp trong tự nhiên ở các loài thuộc lớp … cá gáy thu thập Nha Trang có hệ số di truyền H0: 0,2596  thấp hơn hệ số di truyền của mẫu thu ở vùng biển Phú Quốc 0,2596.

           

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Al-Areeki, M., Ahmed, A., EL-Mor, M. and EL-Etreby, S., (2007). Some Aspects of the Reproductive Biology of the Pink Ear Emperor Lethrinus Lentjan (Lacepède, 1802) in Red Sea Coast of Yemen. Catrina: The International Journal of Environmental Sciences2(2): 175-181.

Al-Yousuf, M., El-Shahawi, M.,(1999). Trace Metals in Lethrinus lentjan Fish from the Arabian Gulf (Ras Al-Khaimah, United Arab Emirates): Metal Accumulation in Kidney and Heart Tissues. Bull. Environ. Contam. Toxicol. 62: 293–300.

Lê Thị Như Phượng (2012). Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo cá gáy biển tại Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh Khánh Hòa.

Mathana P, Raj ST, Nair CR, (2012). Selvamohan T. Seasonal changes in the biochemical composition of four different tissues of red spotted emperor Lethrinus lentjan (Family: Lethrinidae). Annals of Biological Research. 3(11):5078-82.

Biesack, E.E., 2017. Population Structure of Lethrinus Lentjan (Lethrinidae, Percoidei) Across the South China Sea and the Philippines Is Detected With Lane-Affected RADSeq Data.

Anil, M.K., (2019). Pink-Ear Emperor Bream Lethrinus lentjan (Lacepede, 1802).

Gen cùng loại

Tìm kiếm nguồn gen

Tin mới cập nhật

Thông tin ấn phẩm

  THÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài ...


Đặc điểm sinh học sinh hải sâm vú Holothuria nobilis Selenka, 1867 vùng biển Nam Trung Bộ

Nguyễn Văn Hùng, Dương Thị Phương, Trần Thế Thanh Thi, 2019. Đặc điểm sinh học sinh sản hải sâm vú Holothuria nobilis ...


Công trình nghiên cứu mới nhất về hải sâm được đăng trên tạp chí Medicin: Hải sâm có chức năng như thuốc chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe

Ratih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: ...


Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis) ở vùng biển Nam Trung Bộ

15. Nguyễn Văn Hùng, Trần Thế Thanh Thi, Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2018. Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng ...


Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải sâm vú (Holothuria nobilis) và hải sâm lựu (Thelenota annanas) bị lở loét trong điều kiện nuôi giữ.

14. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Quế Chi, Dương Thị Phượng, 2018. Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải ...


Quảng cáo

Liên kết website