Hải sâm lựu Thelenota ananas Jaeger,1833

Tên gen và giống:Hải sâm lựu Thelenota ananas Jaeger,1833
Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nguồn gen: Hải sâm lựu Thelenota ananas (Jaeger, 1833)

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1: Nguồn gen hải sâm lựu Thelenota ananas

2. Mức độ nguy cấp:

- Tiêu chuẩn IUCN: VU (Vulnerable)

- Tiêu chuẩn Việt Nam: VU A2d B2be+3d

3. Hệ thống phân loại:

  Ngành: Echinodermata

Lớp: Holothuroidae

Bộ: Aspidochirotida

Họ: Holothuriidae

 Giống: Thelenota

 Loài: Thelenota ananas (Jaeger,1833);

Synnonym:

Actinopyga formosa(Selenka, 1867)

Holothuria (Holothuria) ananasJaeger, 1833

Holothuria (Thelenota) grandisBrandt, 1835

Holothuria ananasQuoy & Gaimard, 1834

Holothuria hystrixSaville-Kent, 1890

Mülleria formosaSelenka, 1867

Trepang ananasJaeger, 1833

Tên tiếng Việt: Hải sâm lựu, hải sâm thơm.

Tên tiếng Anh:Prickly redfish

4. Đặc điểm phân bố và vùng sinh thái:

Hải sâm lựu thuộc họ Holothuriidae, Bộ xúc tu hình tán Aspidochirotida. Trên thế giới, hải sâm lựu phân bố ở Biển Đỏ, quần đảo Mascarene, Maldives, Đông Ấn, Bắc Úc, Indonesia, Philippine, Trung Quốc, Nam Nhật Bản, những hòn đảo ở vùng trung tâm của phía tây Thái Bình Dương, xa nhất là quần đảo Polynenia thuộc Pháp (Purcell & cs., 2012). Ở Việt Nam, phân bố ở ven biển Phú Yên, Khánh Hòa (Hòn Khói, Hòn Tre), Bình Thuận, Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu (Đào Tấn Hỗ, 2006)

5. Năm bắt đầu lưu giữ: 2016

6. Nguồn gốc thu thập:Bình Thuận.

7. Địa điểm lưu giữ: Nha Trang- Khánh Hòa

8. Hình thức lưu giữ:Ex- situ (Bể xi măng)

9. Số lượng cá thể:45 con

II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN

1. Hiện trạng đánh giá nguồn gen

STT

Nội dung đánh giá

Phương pháp đánh giá

Đơn vị thực hiện

1

Vùng phân bố, đặc điểm hình thái và phân loại

Theo tài liệu

Viện NCNTTS III

2

Đặc điểm sinh trưởng, thuần dưỡng

Thực nghiệm 

Viện NCNTTS III

 

 

2. Đặc điểm hình thái ngoài

Hải sâm lựu là loài có kích thước lớn, cơ thể có dạng gần như hình 4 cạnh. Màu sắc trên lưng có thể thay đổi từ đỏ cam, đỏ rượu vang đến nâu. Mặt lưng mang những chùm gai rất lớn hình nón hoặc hình sao, cuống chùm gai ngắn, mới nhìn giống quả dứa hoặc hạt lựu nên gọi là Đồn đột lựu. Gờ lưng rất rõ. Mặt bụng phẳng, màu hồng nhạt đến đỏ, có rất nhiều chân ống lớn không xếp theo hàng. Khi còn sống, thân cứng chắc, vách thân rất dày. Miệng nằm ở phía bụng với 20 xúc tu to màu nâu, quanh miệng có những chiếc gai thịt hình nón.

Hậu môn ở cuối thân, bao quanh bằng những gai thịt hình nón. Không có tuyến Cuvier.

 

 

 

 

Hình 2: Nguồn gen hải sâm lựu Thelenota ananas(A: Hải sâm nhìn từ mặt lưng, B: Hải sâm nhìn từ mặt bụng.

 

 

B

 

 

 

A

 

Description: IMG_0010.JPG    Description: IMG_0015.JPG

 

Hình 3. Trâm que phân nhánh của hải sâm lựu

A: trâm que phân nhánh ở vách lưng; B: trâm que phân nhánh ở vách bụng

Đặc điểm và hình dạng các trâm ở hải sâm lựu như sau: ở bộ phận xúc tu, có những tấm trâm lớn, dài khoảng 135 và rộng 95 µm và những chiếc trâm que nhỏ; ở vách lưng, trâm que phân nhánh đôi có gai nhỏ, trâm dài khoảng 40-80 µm và rất nhiều hạt nhỏ chỉ khoảng 4 µm (Hình 3 A); ở vách bụng, trâm que nhân nhánh đôi tương tự như ở mặt lưng nhưng không có gai, dài khoảng 40-60 µm (Hình 3 B); ở gai thịt, trâm tương tự như ở thân nhưng nhánh hơi cong và có gai, dài đến 155 µm.

3. Đặc điểm sinh trưởng, thuần dưỡng

3.1 Phương pháp đánh giá

Năm 2016, nguồn gen hải sâm lựu mới bắt đầu được đưa vào chương trình bảo tồn gen. Đề tài đã thu thập 30 cá thể hải sâm lựu có khối lượng từ 0,3 – 1,5 kg vào tháng 6. Sau khi thu thập, hải sâm lựu được nuôi thuần dưỡng tại các hồ xi măng đáy cát xây ở vùng triều thấp tại đảo Phú Quý - Bình Thuận 1 tháng trước khi chuyển về lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang. Hải sâm lựu được lưu giữ trong bểxi măng có thể tích chứa 15 m3, có mái che, ½ đáy bể trải cát và tạo các thảm rong tự nhiên, cấp nước biển tự nhiên. Định kỳ 3 ngày/lần thay nước 50 %, bổ sung tảo Nannochloropsis oculata; 1 tháng/lần thay 100 % nước và vệ sinh bể nuôi.

Định kỳ 1 tháng/lần kiểm tra khả năng thích nghi và sinh trưởng của hải sâm lựu bằng cách cân khối lượng bằng cân đồng hồ có độ chính xác 2 gam.

Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của mẫu vật lưu giữ dựa trên khối lượng thân (g) của mẫu vật. Công thức như sau:

 

 

 
 

 

 

 

 


Trong đó:

- Wtb1, Wtb2: Khối lượng trung bình tại thời điểm T1 và T2

- T1, T2: Thời điểm cân đo lần trước và lần sau.

3.2. Kết quả đánh giá

3.2.1. Kết quả thuần dưỡng

Kết quả thuần dưỡng

Kết quả thuần dưỡng, theo dõi tăng trưởng hải sâm lựu thể hiện ở Bảng 1.

Bảng 1: Tỷ lệ sống và tăng trưởng khối lượng hải sâm lựu đến năm 2018

Năm

 

 

Số lượng

(con)

Tỷ lệ sống

(%)

Khối lượng

(kg)

Tăng trưởng

khối lượng

(g/ngày)

2016

30

100

0,6 ± 0,3

(0,3 – 1,2)

0

2017

45

100

1,04 ± 0,3

(0,3 – 1,2)

 

2018

45

100

0,7 ± 0,28

0,96

 

Gen cùng loại

Tìm kiếm nguồn gen

Tin mới cập nhật

Thông tin ấn phẩm

  THÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài ...


Đặc điểm sinh học sinh hải sâm vú Holothuria nobilis Selenka, 1867 vùng biển Nam Trung Bộ

Nguyễn Văn Hùng, Dương Thị Phương, Trần Thế Thanh Thi, 2019. Đặc điểm sinh học sinh sản hải sâm vú Holothuria nobilis ...


Công trình nghiên cứu mới nhất về hải sâm được đăng trên tạp chí Medicin: Hải sâm có chức năng như thuốc chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe

Ratih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: ...


Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis) ở vùng biển Nam Trung Bộ

15. Nguyễn Văn Hùng, Trần Thế Thanh Thi, Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2018. Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng ...


Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải sâm vú (Holothuria nobilis) và hải sâm lựu (Thelenota annanas) bị lở loét trong điều kiện nuôi giữ.

14. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Quế Chi, Dương Thị Phượng, 2018. Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải ...


Quảng cáo

Liên kết website