Cá mó đầu khum Cheilinus undulatus (Ruppell, 1835)

Tên gen và giống:Cá mó đầu khum Cheilinus undulatus (Ruppell, 1835)
Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nguồn gen: Cá mó đầu khum Cheilinus undulatus (Ruppell, 1835)

Hình 1:Cá mó đầu khum Cheilinus undulatus (Ruppell, 1835)

2. Mức độ nguy cấp

- Tiêu chuẩn IUCN: EN A2bd + 3bd

- Tiêu chuẩn Việt Nam: EN

3. Hệ thống phân loại:

Ngành:

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes

Họ: Labridae

Giống: Cheilinus

Loài: Cheilinus undulatus (Ruppell, 1835).

Tên tiếng Việt: Cá mó đầu khum, cá mó xù, cá bàng chài vân sóng.

Tên tiếng Anh: Humhead wrasse, Napolion Wrasse, Maori.

4. Đặc điểm phân bố, sinh học, sinh thái, dinh dưỡng và tập tính sống:

Cá mó phân bố rộng ở các vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương, từ 300 Bắc đến 230 Nam (Myers, 1999). Cá mó có kích thước trên 100 cm rất hiếm. Randall và cs (1978) đã thu 72 mẫu cá có kích thước dao động trong khoảng 38 – 111 cm. Cá mó lớn nhất thu được ở Queensland - Australia là 229 cm, 190,5 kg và 250 cm, 191 kg (Choat và cs, 1994). Ở quần đảo Marshall, Schultz (1960) tìm thấy có những con cá chiều dài trên 200 cm. Đây là loài cá quý hiếm, chúng sống ở tầng nước sâu và sản lượng không nhiều nên khả năng bắt gặp rất ít. Ở Việt Nam, cá mó được tìm thấy ở vùng biển Kiên Giang, Khánh Hòa và Côn Đảo nhưng số lượng không nhiều.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về sinh trưởng của cá mó được công bố để xác định tuổi thọ của chúng. Fourmanoir & Labout (1976) cho rằng đây là loài lớn nhất trong họ Labridae, chiều dài lớn nhất có thể đạt được 229 cm, khối lượng 191 kg, sống khoảng 32 năm. Qua nghiên cứu sỏi thính giác của cá, Choat và cs (2005) xác định cá cái có thể sống ít nhất 32 năm và 25 năm đối với cá đực. Ở rạn đá ngầm lớn của Australia đã thu được con cá có chiều dài 100 cm sống 28 năm (Pogonoski, 2002). Trong nghiên cứu của McPherson đã thu 27 con cá mó từ 3 – 23 tuổi, con lớn nhất có kích thước 135 cm. Tại Hong Kong và New Caledonia có 3 con cá sống ít nhất là 16, 20 và 21 năm.

Một số nhóm nghiên cứu đã khảo sát vùng biển ở New Caledonia cho thấy cá mó đẻ trứng nổi gần mặt nước và ấu trùng sống ở gần rạn đá san hô ngầm. Trứng có đường kính khoảng 0,65 mm, hình cầu và không có sắc tố. Ấu trùng cá sống trôi nổi, kích thước nhỏ,  ấu trùng ở giai đoạn bám vào giá thể có kích thước khoảng 8 – 11 mm. Hậu ấu trùng cá mó sống trong các đám rong biển như loài: Enhalys acoroides và 4 loài san hô (3 loài Acropora spp và 1 loài Porites cylindricus), chúng sống trong hầu hết các loài san hô mềm họ Sarcophyton sp (Myers, 1999). Cá nhỏ có chiều dài 10 – 20 cm thường xuất hiện trong vùng nước nông quanh đám rong biển, vùng có san hô và đá vụn (Palau Fisheries Report. 1992).Những cá thể trưởng thành thường thấy ở ngoài khơi hơn là vùng gần bờ, chúng thích sống ở những nơi đá ngầm có độ nghiêng, phá đá ngầm có độ sâu ít nhất khoảng 100 mét. Chúng thường sống trong các vùng đá ngầm xen lẫn san hô phát triển tốt (Sluka, 2000). Chúng sống đơn lẻ hoặc thành từng cặp nhưng đôi khi cũng sống thành từng nhóm 3 – 7 con (Donaldson, 1995). Mật độ cá mó trong tự nhiên không cao, thậm chí trong cả môi trường sống chúng ưa thích. Trong các vùng không bị đánh bắt hoặc ít đánh bắt thì số lượng cá thể dao động không quá 2 – 27 con/10,000 m2, còn trong vùng đánh bắt mật độ ít hơn gấp 10 lần hoặc hơn nữa, một vài nơi không thấy cá xuất hiện. Letoureur và cs (1998) đã đưa ra phương trình tương quan giữa khối lượng (W) và chiều dài (L): W = 0,0123L3,115, trong đó khối lượng được tính gam và chiều dài tính bằng cm.

Cá mó ăn chủ yếu là động vật thân mềm và nhiều loại nhuyễn thể cũng như giáp xác, nhím biển, sao biển, tôm, cua, sò... Chúng dùng răng nghiền nát các vỏ cứng (Myers, 1991). Đôi khi cá cũng ăn những con mồi có tính độc như sao biển gai (Acanthaster planci), cá hòm (Ostraciidae) (Jonh & Phillip. 1993). Trong dạ dày cá mó có tới 72 loài động vật thân mềm, đặc biệt là loài chân bụng, lớp chân dìu, nhím biển và giáp xác, các loại cá nhỏ (Randall và cs 1978). Cá mó ăn cả loài động vật bậc thấp trong các đám san hô chết như giun, trai biển (Dalzell. 1992).

Mặc dù cá mó có kích thước lớn nhưng trong tự nhiên chúng rất thận trọng trong khi di chuyển và thường sống đơn độc, khi đến mùa sinh sản chúng tập trung thành nhóm nhỏ và tham gia sinh sản. Các cá thể chỉ xuất hiện trong một vị trí nhất định, đối với những cá thể có kích thước lớn thường có phạm vi hoạt động ít nhất khoảng 1000 m2 và những con cá nhỏ hơn sống chung trong các vùng này. Về đêm chúng ngủ trong các hang hoặc khe đá (Lieske và Myers. 2001).

Hình 2: Vùng phân bố tự nhiên của cá mó đầu khum trên thế giới (Fishbase.org)

5. Năm bắt đầu lưu giữ:2005

6. Nguồn gốc thu thập:Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quí – Bình Thuận.

7. Địa điểm lưu giữ: Trung Tâm Quốc Gia Giống Hải sản Nam Bộ - Viện NC NTTS II.

8. Hình thức lưu giữ:Bể xi măng

9. Số lượng cá thể:10

II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN

Bảng 1: Nội dung đánh giá nguồn gen và kết quả đạt được

STT

Nội dung đánh giá

Phương pháp đánh giá

Đơn vị thực hiện

1

   Đặc điểm hình thái, phân loại

   Thực nghiệm

  Viện NCNTTS II

2

   Sinh học sinh sản

   Thực nghiệm

  Viện NCNTTS II

 

Gen cùng loại

Tìm kiếm nguồn gen

Tin mới cập nhật

Thông tin ấn phẩm

  THÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài ...


Đặc điểm sinh học sinh hải sâm vú Holothuria nobilis Selenka, 1867 vùng biển Nam Trung Bộ

Nguyễn Văn Hùng, Dương Thị Phương, Trần Thế Thanh Thi, 2019. Đặc điểm sinh học sinh sản hải sâm vú Holothuria nobilis ...


Công trình nghiên cứu mới nhất về hải sâm được đăng trên tạp chí Medicin: Hải sâm có chức năng như thuốc chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe

Ratih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: ...


Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis) ở vùng biển Nam Trung Bộ

15. Nguyễn Văn Hùng, Trần Thế Thanh Thi, Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2018. Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng ...


Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải sâm vú (Holothuria nobilis) và hải sâm lựu (Thelenota annanas) bị lở loét trong điều kiện nuôi giữ.

14. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Quế Chi, Dương Thị Phượng, 2018. Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải ...


Quảng cáo

Liên kết website