Cá chẽm trắng Lates calcarifer (Block, 1790)

Tên gen và giống:Cá chẽm trắng Lates calcarifer (Block, 1790)
Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes

Họ: Latidae

Giống: Lates

Loài: Lates calcarifer (Bloch, 1790).

Tên tiếng Việt: cá chẽm trắng, cá vược.

Tên tiếng Anh: Seabas.

Tên địa phương: JAPANESE: Akame; ENGLISH: Giant sea perch, white sea bass; CHINESE: Maan cho.

Kích thước: Chiều dài cá thể lớn nhất đạt 200 cm; kích thước lớn nhất được biết đến: 60.0 kg.

Phân bố: Cá Chẽm được gọi là cá Vược, phân bố rộng ở các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới Thuộc Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông và 1600 Tây; vĩ tuyến 260 Bắc và 250 Nam. Cá còn được tìm thấy ở phần Bắc Châu Âu, phía Nam kéo dài đến quần đảo Queensland của Úc, Phía Tây đến Đông Châu Phi (FAO, 1974).

Sinh học: Theo Bhatia & Kungvankij (1971) cá Chẽm là loài rộng muối có tập tính di cư xuôi dòng. Cá bột mới nở thường phân bố ở ven biển gần cửa sông trong vùng nước lợ, giai đoạn cá hương có chiều dài 1 cm có thể gặp ở các thủy vực nước ngọt. Phần lớn thời gian sinh trưởng của cá ở thủy vực nước ngọt (2 -3 năm), cá có tốc độ tăng trưởng nhanh đạt 3 – 5 kg sau 2 – 3 năm. Cá trưởng thành 3 – 4 tuổi di cư từ các thủy vực nước ngọt ra vùng cửa sông, ra biển nơi có độ mặn 30 – 32%o giúp tuyến sinh dục phát triển, hoàn tất quá trình chín sinh dục và đẻ trứng. Cá Chẽm là loài cá dữ tuy nhiên tính ăn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Theo Kungvankij (1981) thành phần thức ăn trong dạ dày cá Chẽm giống 1 – 10 cm chiếm 20% là sinh vật phù du, chủ yếu là thực vật phù du thuộc nhóm tảo Khuê, phần còn lại là tôm và cá nhỏ. Cá ở giai đoạn lớn hơn (chiều dài > 20 cm) thì thành phần thức ăn trong dạ dày hoàn toàn có nguồn gốc là động vật, giáp xác (tôm và cua nhỏ) chiếm 70% cá nhỏ (cá liệt và cá đối) chiếm 30% (Kungvankij et al. 1994).

Hình thái: Theo Nguyễn Hữu Phụng và ctv (2001) cá Chẽm có thân dài dẹp, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng và lồi phía trước vây lưng. Miệng rộng, hơi so le, hàm trên chồm về phía sau mắt, rănh dạng lông nhung, không có sự hiện diện của răng nanh. Mép dưới của xương trước nắp mang có gai cứng, nắp mang có một gai nhỏ và một vảy bên có răng cưa trước đầu đường bên. Vây lưng có 7 – 9 gai và 10 – 11 tia mềm; có đường vạch sâu, các dãy răng cưa cứng và ngắn phía trên gốc vây lưng và vây hậu môn có vảy bao phủ. Vây hậu môn có 3 gai, 7 – 8 tia mềm, vây đuôi tròn.

Màu sắc: Giai đoạn non giống cá có màu nâu liu, ở phía trên với màu bạc, ở các bên và bụng khi cá sống trong môi trường nước biển. Cá có màu nâu vàng khi cá sống trong nước ngọt. Giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng ở phía trên và màu bạc ở phía dưới.

Sách đỏ IUCN:

Sách đỏ Việt Nam:

Gen cùng loại

Tìm kiếm nguồn gen

Tin mới cập nhật

Thông tin ấn phẩm

  THÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài ...


Đặc điểm sinh học sinh hải sâm vú Holothuria nobilis Selenka, 1867 vùng biển Nam Trung Bộ

Nguyễn Văn Hùng, Dương Thị Phương, Trần Thế Thanh Thi, 2019. Đặc điểm sinh học sinh sản hải sâm vú Holothuria nobilis ...


Công trình nghiên cứu mới nhất về hải sâm được đăng trên tạp chí Medicin: Hải sâm có chức năng như thuốc chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe

Ratih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: ...


Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis) ở vùng biển Nam Trung Bộ

15. Nguyễn Văn Hùng, Trần Thế Thanh Thi, Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2018. Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng ...


Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải sâm vú (Holothuria nobilis) và hải sâm lựu (Thelenota annanas) bị lở loét trong điều kiện nuôi giữ.

14. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Quế Chi, Dương Thị Phượng, 2018. Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải ...


Quảng cáo

Liên kết website