Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nguồn gen: Tôm mũ ni trắng Thenus orientalis (Lund, 1793)
Hình 1: Tôm mũ ni trắng Thenus orientalis (Lund, 1793)
2. Mức độ nguy cấp
- Tiêu chuẩn IUCN:
- Tiêu chuẩn Việt Nam: VU
3. Hệ thống phân loại:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Scylaridae
Giống: Thenus
Loài: Thenus orientalis (Lund, 1793)
Tên tiếng Việt: Tôm vỗ dẹp trắng, tôm mũ ni trắng
Tên tiếng Anh: Sand lobster
4. Đặc điểm phân bố và sinh học:
Tôm mũ ni phân bố rộng từ khu vực Biển đỏ, Tây Ấn Độ đến Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (FAO, 1991). Theo Holthuis (1991) hầu hết các loài tôm mũ ni phân bố ở vùng nước cạn nơi có rạn san hô phát triển. Vào ban ngày, chúng thường vùi mình vào đáy cát hoặt treo mình lên các vách đá, ẩn trong hang hốc và vào ban đêm chúng rời hang đi kiếm mồi. Theo Nguyễn Hữu Phụng và cs (2001), tôm sống ở độ sâu 8 – 70 m có thể tới 100 m, thường ở 10 – 15m, nền đáy mềm cát bùn lẫn vỏ trai sò. Trong điều kiện tự nhiên thức ăn ưa thích nhất của tôm Mũ ni là các loại nhuyễn thể hai vỏ (Johnston & Yellowlees, 1998) ngoài ra chúng cũng sử dụng một số loài cua và cá. Nghiên cứu về thành phần Enzyme trong hệ thống tiêu hóa của loài tôm Mũ ni trắng đã khẳng định thêm tính ăn thịt của loài tôm này thông qua sự có mặt của enzyme tiêu hóa protein (Danielle và cs. 1995). Đây là các enzyme có hàm lượng lớn trong cơ khép vỏ của nhuyễn thể.
Tại Việt Nam, tôm phân bố từ vùng khơi biển Quảng Ninh tới Kiên Giang. Vùng có mật độ tương đối cao là vùng biển Cù Lao Thu (Bình Thuận) và vùng biển Cà Mau tới đảo Phú Quốc (Kiên Giang). (Sách đỏ Việt Nam, 2008).
Vào ban ngày, chúng thường vùi mình vào đáy cát hoặt treo mình lên các vách đá, ẩn trong hang hốc và vào ban đêm chúng rời hang đi kiếm mồi. Thức ăn ưa thích nhất của tôm Mũ ni là các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ngoài ra chúng cũng ăn một số loài cua và cá. Trong điều kiện nhân tạo, tôm mũ ni trắng thích nghi tốt ở môi trường đáy cát, nguồn nước trong sạch. Tôm sử dụng các lọai thức ăn tươi sống theo thứ tự ưa thích là tu hài, sò huyết, nghêu, vẹm xanh, tôm, cá.
Hình 2: Vùng phân bố tự nhiên của tôm mũ ni trắng trên thế giới (eol.org)
5. Năm bắt đầu lưu giữ: 2005
6. Nguồn gốc thu thập: Ninh Thuận, Bình Thuận
7. Địa điểm lưu giữ: Nha Trang
8. Hình thức lưu giữ: Bể xi măng
9. Số lượng cá thể: Dừng lưu giữ năm 2008
II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN
Bảng 1: Nội dung đánh giá nguồn gen và kết quả đạt được
STT |
Nội dung đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Đơn vị thực hiện |
1 |
Đặc điểm hình thái |
Thực nghiệm |
Viện NCNTTS III |
2 |
Sinh học sinh sản |
Thực nghiệm |
Viện NCNTTS III |