Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nguồn gen: Hải sâm vú Holothuria nobilis (Selenka, 1867)
Hình 1: Nguồn gen hải sâm vú Holothuria nobilis
2. Mức độ nguy cấp:
- Tiêu chuẩn IUCN: VU (Vulnerable)
- Tiêu chuẩn Việt Nam: VU A2d B2e + 3bd
3. Hệ thống phân loại:
Ngành: Echinodermata
Lớp: Holothuroidae
Bộ: Aspidochirotida
Họ: Holothuriidae
Giống: Holothuria
Loài: Holothuria nobilis (Selenka, 1867)
Tên tiếng Anh: Mummy fish
Tên tiếng Việt: hải sâm vú, đồn đột vú
4. Đặc điểm phân bố và vùng sinh thái:
Hải sâm vú Holothuria nobilis thuộc giống Holothuria, họ Holothuriidae là nhóm động vật da gai phân bố rộng khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chúng xuất hiện ở vùng biển phía tây Ấn Độ Dương, từ đông Châu Phi tới Ấn Độ và Maldives. Chúng cũng được tìm thấy ở vùng đảo Mascarene và Madagascar, vịnh Bengal, phía đông Ấn Độ, phía bắc Australia, Philippine, Trung Quốc và phía nam Nhật Bản. (Selenka, 1867). Ở Việt Nam, hải sâm vú phân bố ở vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận (Danh lục đỏ Việt Nam, 2003) (Hình 2).
Hình 2: Vùng phân bố của hải sâm vú trên thế giới | |
Hải sâm vú phân bố ở vùng nước nông, có các rạn đá san hô tới độ sâu 20 m. Ở Châu Phi và vùng biển phía tây Ấn Độ Dương, chúng thường được tìm thấy ở độ sâu 0 – 40 m, nơi có các dãy đá phẳng, dốc và trên các vụn san hô, trong khi ở Madagascar chúng xuất hiện trên các thảm cỏ biển với số lựợng phong phú hơn; ở Cornoros chúng phân bố ở độ sâu từ 10 – 40m trên các lớp cát thô. (FAO, 2012)
Kích thước phổ biến của hải sâm vú từ 18 – 24 cm, kích thước lớn nhất khoảng 60 cm, trung bình là 35 cm. Ở Mauritus chiều dài trung bình là 14 cm, khối lượng là 230g, trong khi ở Réunion, chiều dài là 35 cm và khối lượng 800 – 3000g; ở Ai Cập: chiều dài và khối lượng trung bình là 55 cm và 1500g. (FAO, 2012)
5. Năm bắt đầu lưu giữ:2012
7. Địa điểm lưu giữ: Nha Trang- Khánh Hòa
8. Hình thức lưu giữ:Ex- situ (Bể xi măng)
9. Số lượng cá thể: 75 con
II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN
1. Hiện trạng đánh giá nguồn gen
STT |
Nội dung đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Đơn vị thực hiện |
1 |
Đặc điểm hình thái, phân loại |
Theo tài liệu; đo mẫu |
Viện NCNTTS III |
2 |
Đặc điểm sinh trưởng, thuần dưỡng |
Thực nghiệm |
Viện NCNTTS III |