Cá bè vẫu Caranx ignobilis Forsskål, 1775

Tên gen và giống:Cá bè vẫu Caranx ignobilis Forsskål, 1775
Nhóm gen và giống:Nguồn gen nước lợ, mặn

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nguồn gen: Cá bè vẫuCaranx ignobilis (Forsskål, 1775)

 

 

 

 

 

 

Hình 1: Cá bè vẫu (Caranx ignobilisForsskål, 1775)

2. Mức độ nguy cấp

- Tiêu chuẩn IUCN: NT

- Tiêu chuẩn Việt Nam:

3. Hệ thống phân loại:

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes

Họ: Carangidae

Giống: Caranx

Loài: Caranx ignobilis (Forsskål, 1775)

Tên tiếng Việt: cá bè quỵt, cá bè vẩu, cá bè vẫu.

Tên tiếng Anh: Giant travelly, Giant kingfish, Barrier travelly

 4. Đặc điểm phân bố

Cá bè vẫu phân bố rộng khắp vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, dọc theo bờ biển của ba châu lục và hàng trăm hòn đảo và quần đảo nhỏ (Smith-Vaniz, 1999). Ở Ấn Độ Dương, loài này phân bố ở lục địa châu Phi từ phía nam của Nam Phi về phía bắc, dọc theo bờ biển phía đông châu Phi đến Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư (Elst & Peter, 1994). Phạm vi phân bố của nó kéo dài về phía đông dọc theo bờ biển châu Á, bao gồm Pakistan, Ấn Độ và Đông Nam Á, Quần đảo Indonesia và miền bắc Australia(Froese & Pauly, 2009). Phía nam từ bờ biển phía tây của Úc đến đảo Rottnest (Hutchins & Swainston, 1986). Ngoài ra, những nơi khác của Ấn Độ Dương, cũng đã ghi nhận sự phân bố của loài cá này ở hàng trăm nhóm đảo nhỏ, bao gồm quần đảo Maldives, Seychelles, Madagascar và Cocos (Keeling) (Froese & Pauly, 2009).

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4c/Caranx_ignobilis_distribution.png

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2: Vùng phân bố của cá bè vẫu trên thế giới

Đối với khu vực Trung Ấn-Thái Bình Dương, cá bè vẫu được tìm thấy ở tất cả các quần đảo và các hòn đảo ngoài khơi bao gồm Indonesia, Philippines và quần đảo Solomon. Dọc theo lục địa châu Á, loài này đã được ghi nhận từ Malaysia đến Việt Nam, nhưng không bao gồm Trung Quốc (Froese & Pauly, 2009). Mặc dù vậy, phạm vi ngoài khơi của nó mở rộng về phía bắc đến Hồng Kông, Đài Loan và miền nam Nhật Bản (Smith-Vaniz, 1999) (Lin & Shao,1999). Ở phía nam, sự phân bố của cá bè vẫu tới tận phía Nam Xứ Wales (Úc) (Hutchins & Swainsto, 1986) và đến cực bắc của New Zealand ở Nam Thái Bình Dương. Sự phân bố của nó tiếp tục xuyên suốt tây Thái Bình Dương, bao gồm Tonga, Tây Samoa và Polynesia tới Quần đảo Pitcairn và Hawaiian (Allen & Robertson, 1994), (Honebrink & Randy, 2000).Theo Sudekum et al. (1991), mỗi giai đoạn phát triển cá bè vẫu sinh sống trong các môi trường nước khác nhau, từ cửa sông, vịnh nông và đầm phá khi còn chưa trưởng thành và khi đã trưởng thành thì di chuyển đến các vùng nước sâu hơn có rạn san hô, ngoài khơi đảo san hô vịnh lớn. Cá bè vẫu chưa trưởng thành sống ở các vùng nước có độ mặn rất thấp chẳng hạnnhư hồ ven biển và thượng nguồn của các con sông, và có xu hướng thích nước đục.

5. Năm bắt đầu lưu giữ:2018

6. Nguồn gốc thu thập:Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế

7. Địa điểm lưu giữ: Nha Trang

8. Hình thức lưu giữ:Lồng bè trên biển

9. Số lượng cá thể:70 cá thể đang lưu giữ tại NhaTrang

II. ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN

Bảng 1: Nội dung đánh giá nguồn gen và kết quả đạt được

STT

Nội dung đánh giá

Phương pháp đánh giá

Đơn vị thực hiện

1

Đặc điểm hình thái, phân loại

Thực nghiệm

Viện NCNTTS III

2

Đặc điểm sinh trưởng

Thực nghiệm

Viện NCNTTS III

Ghi chú: Các kết quả cụ thể được tư liệu hóa ở trang web của nhiệm vụ: http://www.aquagenria3.comvà hồ sơ nguồn gen.

1. Đặc điểm hình thái, phân loại

1.1 Phương pháp nghiên cứu

Tất cả các số liệu về hình thái cá bè vẫu được đo và đếm trực tiếp trên các mẫu vật đã thu thập. Các chỉ tiêu hình thái được nghiên và quan sát bằng mắt thường, đếm và mô tả hình thái bên ngoài như: số tia vây D, A, P, V, C, số vảy đường bên, trên đường bên và dưới đường bên. Đo chiều cao và chiều dài tia vi D, A, P, V, C. Đo đường kính mắt, khoảng cách giữa 2 ổ mắt, hình dạng đầu và miệng … Việc định danh phân loại được tiến hành dựa vào tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến loài cá bè vẫu

Quan sát và ghi nhận màu sắc cơ thể, các chỉ số về kích thước được đo bằng thước có độ chính xác đến 1 milimet (mm).

1.2. Kết quả nghiên cứu

-  Đặc điểm hình thái

Cá bè vẫu (Caranx ignobilis) có thân hình bầu dục. Đầu to, cấu tạo miệng trên và có kích thước lớn, bên trong chứa răng sắc nhọn, thân phẳng, với chiều dài cơ thể (TL) gấp 3,16 lần chiều cao thân (BH) và gấp 4,14 lần chiều dài đầu (HL) (TL / BH = 3,16 và TL / HL = 4,14), chiều dài đầu gấp 4,14 lần đường kính của mắt (ED) (HL / ED = 4,14). Đôi mắt to tròn có lớp mỡ che phủ bên ngoài, với bốn lỗ mũi chia đều mỗi bên. Cá bè vẫu thường thay đổi màu sắc theo môi trường, ở kích thước <= 10 cm trên cơ thể có các sọc đen, khi trưởng thành có màu xám trắng hoặc vàng tùy thuộc vào môi trường sống và bụng có màu trắng.

+ Vây lưng: Gồm 2 vây lưng (D1 = VII; D2 = I, 20), trong đó vây lưng 1 có màu vàng gồm 7 tia cứng và vây lưng 2 có màu xám, cạnh ngoài có màu đen cấu tạo gồm 1 tia cứng và 21 tia mềm có nhánh.

+ Vây ngực (P = 19) có màu vàng, hình lưỡi liềm cấu tạo gồm 19 tia mềm phân nhánh.

+ Vây bụng (V = I, 4): mép ngoài có màu trắng, cấu tạo gồm 1 tia cứng và 4 tia mềm.

+ Vây hậu môn (A1 = I - III, A2 = 17-19) có màu vàng, có hai gai ở vị trí phía trước vây hậu môn, theo sau gồm 17-19 tia mềm.

+ Vây đuôi (C = (19 - 23) +2): Đuôi chia thành hai thùy phân biệt, mỗi thùy bao gồm 19 – 23 nhánh tia mềm. Mép ngoài thùy trên có màu đen và mép ngoài thùy dưới có màu vàng nhạt.

+ Đường bên gồm 2 đường do 2 loại vảy có cấu tạo khác nhau tạo thành. Đường bên cong giao với đường bên thẳng ở ngay dưới vây lưng thứ 2. Đường bên cong có 58 – 64 vảy. Đường bên thẳng gồm 31 lớp vảy xếp thành một hàng liên tục.

Bảng 2: Đặc điểm hình thái cá bè vẫu (Caranx ignobilis) (n= 70)

Một số chỉ tiêu hình thái

Đơn vị tính

Trung bình ± độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhẩt

Trọng lượng thân (W)

kg

3,7 ± 0,17

3,5

4

Chiều dài tổng (TL)

cm

61,5 ± 1,09

60

63,5

Chiều dài đầu (HL)

cm

14,9 ± 2,38

11,5

22

Chiều cao qua mắt (EH)

cm

3,1 ± 0,47

2,5

3,7

Khoảng cách giữa hai ổ mắt

cm

8,0 ± 1,92

4

9,7

Đường kính mắt (ED)

cm

3,6 ± 1,36

1,6

5,2

Chiều cao thân (BH)

cm

19,4 ± 3,20

14,5

23,5

Khoảng cách trước tia vây lưng (D)

cm

5,7 ± 1,14

2,8

8,5

Khoảng cách trước tia vây bụng (V)

cm

11,5 ± 0,60

10,3

12

Khoảng cách trước tia vây hậu môn (A)

cm

23,4 ± 1,19

21,7

26

Chiều dài cuống đuôi

cm

11,6 ± 1,59

8,5

15,5

Khoảng cách P - V

cm

5,0 ± 0,23

4,7

5,7

Khoảng cách V - A

cm

12,3 ± 0,50

11

13,1

Chiều dài gốc vây D

cm

15,4 ± 0,44

15

16

Chiều dài gốc vây A

cm

13,5 ± 0,54

12,5

13,9

Chiều cao vây D

cm

7,0 ± 0,36

6

7,4

Chiều cao vây A

cm

7,8 ± 0,86

6,5

8,8

Chiều rộng gốc vây P

cm

3,6 ± 1,04

2

5,5

Chiều rộng gốc vây V

cm

1,5 ± 0,49

1

3,5

Chiều dài vây P

cm

16,3 ± 2,99

11,6

22

Chiều dài vây V

cm

8,0 ± 0,81

6,6

10,6

 

 

 

 

 

 

Hình 3:  Cá bè vẫu, răng và dạ dày

2. Đặc điểm sinh trưởng

2.1. Phương pháp đánh giá

Kiểm tra tăng trưởng khối lượng và chiều dài được thực hiện định kỳ 3 tháng một lần. Khối lượng cá được xác định bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến 10 gam, chiều dài toàn thân cá được đo bằng thước chia vạch có độ chính xác đến 1mm (Hình 4).

 

 

 

 

           
   
 
   

b

 

a

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình 4: Chỉ tiêu tính tăng trưởng kích thước nguồn gen cábè vẫu

ab: Chiều dài toàn thân

 

Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của mẫu vật lưu giữ dựa trên khối lượng thân (g) và chiều dài toàn thân (mm) của mẫu vật. Công thức như sau:

● Tăng trưởng theo khối lượng:

 

● Tăng trưởng theo chiều dài:

Trong đó:

- Wtb1, Wtb2: Khối lượng trung bình tại thời điểm T1 và T2

- Ltb1, Ltb2: Chiều dài toàn thân cá tại thời điểm T1 và T2

  - T1, T2: Thời điểm cân đo lần trước và lần sau.

3.2. Kết quả đánh giá

Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống nguồn gen cá bè vẫu Caranx ignobilis

Tháng

Số lượng

(con)

Tỷ lệ sống

(%)

Khối lượng

(kg/con)

Chiều dài (cm)

Tăng trưởng khối lượng

(g/ngày)

Tăng trưởng chiều dài

(mm/ngày)

6

40

100

1,1 ± 0,13

(1 – 1,3)

40,8 ± 1,23

(39 – 43)

-

-

9

40

100

1,5 ± 0,08

(1,3 – 1,5)

44,6 ± 0,86

(42,5 – 46)

4

0,43

11

70

100

1,5 ± 0,23

(1,3 – 2,2)

45,1 ± 2,50

(43 – 52)

2,8

0,32

Năm 2018, nguồn gen cá bè vẫu được thu thập vào tháng 6 với số lượng là 40 cá thể với khối lượng từ 1,0 – 1,3 kg. Đến tháng 11 thu thập mới thêm 30 cá thể cá bè vẫu có khối lượng từ 1,3 – 1,6 kg để thay thế cho nguồn gen cá mú mỡ không thu thập được do nguồn lợi khan hiếm. Kết quả thuần dưỡng nguồn gen này thể hiện ở Bảng 3 cho thấy, cá bè vẫu thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, 3 tháng đầu tốc độ tăng trưởng đạt được là 4 g/ngày và 0,043 mm/ngày và tỷ lệ sống đạt 100 %. Từ tháng 9 – 11, tỷ lệ sống của nguồn gen là 100 % và tốc độ tăng trưởng theo ngày của nguồn gen thấp hơn so với 3 tháng đầu thuần dưỡng (2,8 g/ngày và 0,32 mm/ngày) là do nhập chung 30 cá thể mới thu thập có khối lượng từ 1,3 – 1,6 kg vào đàn đang lưu giữ. 

Gen cùng loại

Tìm kiếm nguồn gen

Tin mới cập nhật

Thông tin ấn phẩm

  THÔNG TIN ẤN PHẨM 1. Bài báo đặc điểm sinh học hảo sâm vú DOWNLOAD 2. Bài ...


Đặc điểm sinh học sinh hải sâm vú Holothuria nobilis Selenka, 1867 vùng biển Nam Trung Bộ

Nguyễn Văn Hùng, Dương Thị Phương, Trần Thế Thanh Thi, 2019. Đặc điểm sinh học sinh sản hải sâm vú Holothuria nobilis ...


Công trình nghiên cứu mới nhất về hải sâm được đăng trên tạp chí Medicin: Hải sâm có chức năng như thuốc chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe

Ratih Pagestuti and Zainal Arifin, 2018. Medicinal and health benefit effects of functional sea cucumber. Jounal of Traditional and Complementary Medicine 8: ...


Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis) ở vùng biển Nam Trung Bộ

15. Nguyễn Văn Hùng, Trần Thế Thanh Thi, Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2018. Đặc điểm sinh học sinh sản tôm mũ ni trắng ...


Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải sâm vú (Holothuria nobilis) và hải sâm lựu (Thelenota annanas) bị lở loét trong điều kiện nuôi giữ.

14. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Quế Chi, Dương Thị Phượng, 2018. Thành phần vi khuẩn Vibrio trên 2 loài hải ...


Quảng cáo

Liên kết website